Tại cuộc họp Ban Chấp hành Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức ngày 1/2 ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cho biết, Bộ Công Thương đã đồng ý với kiến nghị của của VFA khi cho phép các thương nhân, doanh nghiệp được xuất khẩu gạo thơm, nếp và tấm vào thị trường tập trung nhằm tận dụng cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Trước đây, với thị trường tập trung, các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo không được tự ký hợp đồng mà chỉ xuất thông qua hợp đồng tập trung của Chính phủ giao cho Tổng công ty lương thực miền Nam và Tổng công ty lương thực miền Bắc ký, sau đó phân bổ lại cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu. Thông thường ở các thị trường tập trung, gạo được bán ổn định với khối lượng lớn, mức giá thường tốt hơn các thị trường nhỏ.
Để đảm bảo giá gạo chất lượng cao được giữ vững, từ tháng 2 này VFA bắt đầu áp dụng lại giá sàn xuất khẩu gạo 5%, nâng lên 410 USD/tấn thay vì khoảng 390 USD/tấn như hiện nay, trong khi đó giá sàn gạo 35% tấm chỉ ở mức 365 USD/tấn.
Theo VFA, động thái này nhằm khuyến cáo các doanh nghiệp chưa nên vội vàng bán ra khi giá gạo Việt Nam thấp hơn Pakistan và Ấn Độ 30-40USD/tấn.
Về mua gạo tạm trữ, VFA cho biết sẽ có khoảng 100 doanh nghiệp triển khai mua 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân từ ngày 20/2 đến 31/3, trong đó các doanh nghiệp sẽ tập trung mua vào 20 ngày đầu để giữ giá lúa sau Tết Nguyên đán. Theo VFA, thời gian tạm trữ là 3 tháng, giá lúa thu mua không dưới 5.000 đồng/kg, giá thành bình quân là 3.616 đồng/kg (lúa khô) do Bộ Tài chính mới công bố, giá mua này sẽ đảm bảo cho nông dân có mức lãi trên 30%.
Đến ngày 31/1, lượng hợp đồng đã ký đạt 1,24 triệu tấn, tăng 183% so với cùng kỳ năm 2012, nâng lượng hợp đồng sẽ giao thời gian tới 1,87 triệu tấn gạo các loại; lượng gạo xuất khẩu tháng 1 là 404.000 tấn, trị giá (CIF) 184 triệu USD, vượt kế hoạch đề ra.
Theo nhận định của các doanh nghiệp, với lượng hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký khá tốt như hiện nay, cùng với việc mua tạm trữ bắt đầu thực hiện ngay sau Tết Nguyên đán, giá lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ổn định và có thể nhích lên./.
Trước đây, với thị trường tập trung, các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo không được tự ký hợp đồng mà chỉ xuất thông qua hợp đồng tập trung của Chính phủ giao cho Tổng công ty lương thực miền Nam và Tổng công ty lương thực miền Bắc ký, sau đó phân bổ lại cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu. Thông thường ở các thị trường tập trung, gạo được bán ổn định với khối lượng lớn, mức giá thường tốt hơn các thị trường nhỏ.
Để đảm bảo giá gạo chất lượng cao được giữ vững, từ tháng 2 này VFA bắt đầu áp dụng lại giá sàn xuất khẩu gạo 5%, nâng lên 410 USD/tấn thay vì khoảng 390 USD/tấn như hiện nay, trong khi đó giá sàn gạo 35% tấm chỉ ở mức 365 USD/tấn.
Theo VFA, động thái này nhằm khuyến cáo các doanh nghiệp chưa nên vội vàng bán ra khi giá gạo Việt Nam thấp hơn Pakistan và Ấn Độ 30-40USD/tấn.
Về mua gạo tạm trữ, VFA cho biết sẽ có khoảng 100 doanh nghiệp triển khai mua 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân từ ngày 20/2 đến 31/3, trong đó các doanh nghiệp sẽ tập trung mua vào 20 ngày đầu để giữ giá lúa sau Tết Nguyên đán. Theo VFA, thời gian tạm trữ là 3 tháng, giá lúa thu mua không dưới 5.000 đồng/kg, giá thành bình quân là 3.616 đồng/kg (lúa khô) do Bộ Tài chính mới công bố, giá mua này sẽ đảm bảo cho nông dân có mức lãi trên 30%.
Đến ngày 31/1, lượng hợp đồng đã ký đạt 1,24 triệu tấn, tăng 183% so với cùng kỳ năm 2012, nâng lượng hợp đồng sẽ giao thời gian tới 1,87 triệu tấn gạo các loại; lượng gạo xuất khẩu tháng 1 là 404.000 tấn, trị giá (CIF) 184 triệu USD, vượt kế hoạch đề ra.
Theo nhận định của các doanh nghiệp, với lượng hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký khá tốt như hiện nay, cùng với việc mua tạm trữ bắt đầu thực hiện ngay sau Tết Nguyên đán, giá lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ổn định và có thể nhích lên./.
Liên Phương (TTXVN)