Hơn 199 tỷ đồng là số tiền của 1.076 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 3 tháng trở lên (tính đến tháng 11/2011).
Con số nợ đọng ngày càng lớn, thời gian kéo dài, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
Dẫn đầu về nợ bảo biểm là các Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (xã Tam Hưng, huyện thủy Nguyên) nợ hơn 35,2 tỷ đồng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV đóng tàu Phà Rừng (Minh Đức, huyện Thủy Nguyên) gần 17,2 tỷ đồng; Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (quận Hồng Bàng) hơn 19 tỷ đồng; Công ty cổ phần LISEMCO 2 (xã Quốc Tuấn, huyện An Lão) gần 3,3 tỷ đồng.
Chi nhánh Tổng công ty xây dựng đường thủy-Công ty nạo vét đường biển 1 - VINAWA (đường Lê Lai, quận Ngô Quyền) nợ bảo hiểm hơn 3,6 tỷ đồng; Công ty cổ phần công trình giao thông Hải Phòng (đường Nguyễn Văn Linh, quận Lê Chân) hơn 2,2 tỷ đồng; Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy An Đồng hơn 5,1 tỷ đồng; Công ty cổ phần thép Vạn Lợi hơn 5,6 tỷ đồng...
Theo Bảo hiểm xã hội Hải Phòng, nguyên nhân dẫn đến nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện của doanh nghiệp là do suy thoái kinh tế toàn cầu trong mấy năm vừa qua và tình hình lạm phát cao của 7 tháng đầu năm 2011, nhiều doanh nghiệp đã không tiếp cận được nguồn vốn vay của các nhà đầu tư, các ngân hàng cho vay với lãi suất quá cao nên doanh nghiệp không vay được tiền vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoặc nếu có vay được vốn ngân hàng với lãi suất cao thì kinh doanh vẫn bị lỗ, nhất là ngành giao thông vận tải, xây dựng cơ bản.
Nguyên nhân khác là sản xuất hàng ra nhưng chưa tiêu thụ được sản phẩm, nhất là ngành đóng tàu, do các hợp đồng đóng tàu đang bị tranh chấp với chủ tàu về giá thành, ép giảm giá. Nhiều chủ tàu hủy hợp đồng đóng tàu, hoặc không thực hiện hợp đồng đã ký.
Các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng cơ bản gặp khó khăn sau khi hoàn thành bàn giao công trình, đơn vị bên B không thanh toán tiền ngay mà để nợ đọng số tiền lớn...
Một số giải pháp để tháo gỡ dần số nợ trên đã được ngành Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng triển khai, trong đó thành lập đoàn kiểm tra liên ngành rà soát các đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm xã hội, chưa tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động, lập biên bản yêu cầu chủ doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện cho người lao động để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho họ.
Bảo hiểm xã hội Hải Phòng cũng đã gửi danh sách những đơn vị nợ đọng; đôn đốc doanh nghiệp nợ đọng chưa thực hiện nghiêm túc Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, lập biên bản xử lý theo Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.
Biên bản thanh tra là cơ sở khởi kiện ra toà án đối với những doanh nghiệp vi phạm./.
Con số nợ đọng ngày càng lớn, thời gian kéo dài, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
Dẫn đầu về nợ bảo biểm là các Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (xã Tam Hưng, huyện thủy Nguyên) nợ hơn 35,2 tỷ đồng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV đóng tàu Phà Rừng (Minh Đức, huyện Thủy Nguyên) gần 17,2 tỷ đồng; Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (quận Hồng Bàng) hơn 19 tỷ đồng; Công ty cổ phần LISEMCO 2 (xã Quốc Tuấn, huyện An Lão) gần 3,3 tỷ đồng.
Chi nhánh Tổng công ty xây dựng đường thủy-Công ty nạo vét đường biển 1 - VINAWA (đường Lê Lai, quận Ngô Quyền) nợ bảo hiểm hơn 3,6 tỷ đồng; Công ty cổ phần công trình giao thông Hải Phòng (đường Nguyễn Văn Linh, quận Lê Chân) hơn 2,2 tỷ đồng; Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy An Đồng hơn 5,1 tỷ đồng; Công ty cổ phần thép Vạn Lợi hơn 5,6 tỷ đồng...
Theo Bảo hiểm xã hội Hải Phòng, nguyên nhân dẫn đến nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện của doanh nghiệp là do suy thoái kinh tế toàn cầu trong mấy năm vừa qua và tình hình lạm phát cao của 7 tháng đầu năm 2011, nhiều doanh nghiệp đã không tiếp cận được nguồn vốn vay của các nhà đầu tư, các ngân hàng cho vay với lãi suất quá cao nên doanh nghiệp không vay được tiền vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoặc nếu có vay được vốn ngân hàng với lãi suất cao thì kinh doanh vẫn bị lỗ, nhất là ngành giao thông vận tải, xây dựng cơ bản.
Nguyên nhân khác là sản xuất hàng ra nhưng chưa tiêu thụ được sản phẩm, nhất là ngành đóng tàu, do các hợp đồng đóng tàu đang bị tranh chấp với chủ tàu về giá thành, ép giảm giá. Nhiều chủ tàu hủy hợp đồng đóng tàu, hoặc không thực hiện hợp đồng đã ký.
Các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng cơ bản gặp khó khăn sau khi hoàn thành bàn giao công trình, đơn vị bên B không thanh toán tiền ngay mà để nợ đọng số tiền lớn...
Một số giải pháp để tháo gỡ dần số nợ trên đã được ngành Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng triển khai, trong đó thành lập đoàn kiểm tra liên ngành rà soát các đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm xã hội, chưa tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động, lập biên bản yêu cầu chủ doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện cho người lao động để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho họ.
Bảo hiểm xã hội Hải Phòng cũng đã gửi danh sách những đơn vị nợ đọng; đôn đốc doanh nghiệp nợ đọng chưa thực hiện nghiêm túc Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, lập biên bản xử lý theo Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.
Biên bản thanh tra là cơ sở khởi kiện ra toà án đối với những doanh nghiệp vi phạm./.
Đoàn Minh Huệ (TTXVN/Vietnam+)