Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp tiếp thị, nhưng đến đầu tháng Tư này, các doanh nghiệp ở Đồng Nai vẫn còn thiếu khoảng 15.000 lao động phổ thông, chủ yếu thuộc các ngành nghề may mặc, giày da, chế biến gỗ.
Sở dĩ có tình trạng trên bởi trong quý 1 năm nay, các doanh nghiệp thuộc ngành may mặc, giày da, chế biến gỗ đã phục hồi sản xuất, nhận thêm nhiều đơn đặt hàng mới; trong khi đó, một số công nhân tiếp tục xin nghỉ việc vì lý do thu nhập thấp.
Công ty Spilender chuyên sản xuất giày dép xuất khẩu ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 có 1.200 công nhân hiện có nhu cầu tuyển dụng từ 500-1.000 lao động phổ thông do phục hồi và mở rộng sản xuất, nhưng trong một tháng qua, vẫn chưa tuyển dụng được người nào.
Tương tự, một số doanh nghiệp lớn như Pouchen, Taekwang Vina, Changshin đều có nhu cầu tuyển dụng từ 1.000-1.500 lao động từ sau Tết Nguyên đán, nhưng đến nay vẫn bế tắc.
Công ty Taekwang Vina cho biết hiện tại doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng 1.500 người và đã đề ra nhiều biện pháp như tăng phí giới thiệu từ 100-500.000 đồng/người cho lao động trong công ty khi giới thiệu được một lao động mới, nhưng vẫn thiếu lao động trầm trọng.
Công ty Shing Mark Vina, chuyên sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu tại Khu công nghiệp Bàu Xéo cho biết lượng lao động ở doanh nghiệp này thường biến động rất nhiều, từ Tết Nguyên đán năm nay, doanh nghiệp đã nhận được trên 400 đơn của người lao động xin nghỉ việc và hiện nay vẫn còn trống chỗ làm việc cho hàng trăm người.
Ông Đào Ngọc Hoàng, Trưởng phòng chính sách-nhân sự của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết qua tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhiều người lao động cho thấy, do mức thu nhập thấp và các chế độ xã hội khác chưa bảo đảm hoặc không cao khiến người lao động chưa thực sự quan tâm.
Cũng theo ông Đào Ngọc Hoàng, trong khi người lao động tại chỗ chỉ đáp ứng 70% nhu cầu lao động, việc liên kết với một số tỉnh khu vực miền Trung để cung ứng lao động cho các doanh nghiệp lại gặp khó khăn vì các tỉnh trên đưa ra các tiêu chuẩn tương đối cao, trong đó riêng mức lương tối thiểu phải đạt từ hai triệu đồng/tháng trở lên do đó các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai không đáp ứng được.
Tuy nhiên một số doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí, gia công chế tạo các máy móc phụ trợ lại cho rằng mức lương ở các doanh nghiệp này tuy không cao hơn các ngành may mặc, nhưng người lao động được hưởng các chính sách đãi ngộ về đi lại, chỗ ở và một số phúc lợi xã hội khác theo Luật Lao động nên người lao động vẫn yên tâm sản xuất./.
Sở dĩ có tình trạng trên bởi trong quý 1 năm nay, các doanh nghiệp thuộc ngành may mặc, giày da, chế biến gỗ đã phục hồi sản xuất, nhận thêm nhiều đơn đặt hàng mới; trong khi đó, một số công nhân tiếp tục xin nghỉ việc vì lý do thu nhập thấp.
Công ty Spilender chuyên sản xuất giày dép xuất khẩu ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 có 1.200 công nhân hiện có nhu cầu tuyển dụng từ 500-1.000 lao động phổ thông do phục hồi và mở rộng sản xuất, nhưng trong một tháng qua, vẫn chưa tuyển dụng được người nào.
Tương tự, một số doanh nghiệp lớn như Pouchen, Taekwang Vina, Changshin đều có nhu cầu tuyển dụng từ 1.000-1.500 lao động từ sau Tết Nguyên đán, nhưng đến nay vẫn bế tắc.
Công ty Taekwang Vina cho biết hiện tại doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng 1.500 người và đã đề ra nhiều biện pháp như tăng phí giới thiệu từ 100-500.000 đồng/người cho lao động trong công ty khi giới thiệu được một lao động mới, nhưng vẫn thiếu lao động trầm trọng.
Công ty Shing Mark Vina, chuyên sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu tại Khu công nghiệp Bàu Xéo cho biết lượng lao động ở doanh nghiệp này thường biến động rất nhiều, từ Tết Nguyên đán năm nay, doanh nghiệp đã nhận được trên 400 đơn của người lao động xin nghỉ việc và hiện nay vẫn còn trống chỗ làm việc cho hàng trăm người.
Ông Đào Ngọc Hoàng, Trưởng phòng chính sách-nhân sự của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết qua tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhiều người lao động cho thấy, do mức thu nhập thấp và các chế độ xã hội khác chưa bảo đảm hoặc không cao khiến người lao động chưa thực sự quan tâm.
Cũng theo ông Đào Ngọc Hoàng, trong khi người lao động tại chỗ chỉ đáp ứng 70% nhu cầu lao động, việc liên kết với một số tỉnh khu vực miền Trung để cung ứng lao động cho các doanh nghiệp lại gặp khó khăn vì các tỉnh trên đưa ra các tiêu chuẩn tương đối cao, trong đó riêng mức lương tối thiểu phải đạt từ hai triệu đồng/tháng trở lên do đó các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai không đáp ứng được.
Tuy nhiên một số doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí, gia công chế tạo các máy móc phụ trợ lại cho rằng mức lương ở các doanh nghiệp này tuy không cao hơn các ngành may mặc, nhưng người lao động được hưởng các chính sách đãi ngộ về đi lại, chỗ ở và một số phúc lợi xã hội khác theo Luật Lao động nên người lao động vẫn yên tâm sản xuất./.
Minh Hưng (Vietnam+)