Ngày 2/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) ở Việt Nam đã tổ chức hội thảo Ngày hội thông tin về xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tăng cường năng lực về chính sách thương mại cho các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ” và thuộc khuôn khổ của Dự án Hỗ trợ Thương mại đa Biên Việt Nam-EU giai đoạn III (MUTRAP III).
Phát biểu tại hội thảo, tiến sý Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định tuy tăng trưởng kinh tế thế giới trong quý 4/2011 và năm 2012 sẽ có xu hướng giảm, trong đó EU là khu vực bất lợi cho xuất khẩu do tăng trưởng giảm sâu, nhưng tiềm năng khai thác thị trường EU vẫn còn rất lớn.
EU có 27 quốc gia, trong đó một số quốc gia đang có sự tăng trưởng kinh tế tốt, nên doanh nghiệp Việt Nam cần linh hoạt trong chiến lược tìm kiếm thị trường và đối tác mới; tập trung và tận dụng cơ hội xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, cạnh tranh không chỉ dựa vào giá mà nên đảm bảo chất lượng, cải tiến mẫu mã…
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ở lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp-nông thôn về thuế, tín dụng…
Ông Albert Franceskinj, luật sư điều hành công ty Luật Fidal Franceskinj Chazard và Partners cho biết, EU có nhiều quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Do đó doanh nghiệp không nên hoạt động riêng lẻ mà cần liên kết theo nhóm, ngành hoặc tham gia vào các hiệp hội ngành nghề để được cung cấp thông tin, nhu cầu thị trường và hỗ trợ các phương tiện tìm hiểu về đối tác.
Doanh nghiệp cũng cần nỗ lực trong việc nâng cao hoạt động sản xuất chuyên nghiệp, theo chuẩn quốc tế, hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng các quy định của thị trường xuất khẩu, tránh các rủi ro luật cạnh tranh và chống bán phá giá của nước sở tại. Trong đó, cần tôn trọng và thực thi những quy định cơ bản như minh bạch về sản phẩm, chất lượng, tính an toàn...
Trong 10 tháng năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trên 30% so với cùng kỳ năm trước. EU vẫn được đánh giá là thị trường quan trọng đối với các ngành giày da, may mặc, thủy sản, cà phê, đồ gỗ…đồng thời, Việt Nam và EU đang xem xét và đàm phán các Hiệp định thương mại tự do nhằm đạt thỏa thuận song phương giữa hai bên để mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp./.
Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tăng cường năng lực về chính sách thương mại cho các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ” và thuộc khuôn khổ của Dự án Hỗ trợ Thương mại đa Biên Việt Nam-EU giai đoạn III (MUTRAP III).
Phát biểu tại hội thảo, tiến sý Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định tuy tăng trưởng kinh tế thế giới trong quý 4/2011 và năm 2012 sẽ có xu hướng giảm, trong đó EU là khu vực bất lợi cho xuất khẩu do tăng trưởng giảm sâu, nhưng tiềm năng khai thác thị trường EU vẫn còn rất lớn.
EU có 27 quốc gia, trong đó một số quốc gia đang có sự tăng trưởng kinh tế tốt, nên doanh nghiệp Việt Nam cần linh hoạt trong chiến lược tìm kiếm thị trường và đối tác mới; tập trung và tận dụng cơ hội xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, cạnh tranh không chỉ dựa vào giá mà nên đảm bảo chất lượng, cải tiến mẫu mã…
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ở lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp-nông thôn về thuế, tín dụng…
Ông Albert Franceskinj, luật sư điều hành công ty Luật Fidal Franceskinj Chazard và Partners cho biết, EU có nhiều quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Do đó doanh nghiệp không nên hoạt động riêng lẻ mà cần liên kết theo nhóm, ngành hoặc tham gia vào các hiệp hội ngành nghề để được cung cấp thông tin, nhu cầu thị trường và hỗ trợ các phương tiện tìm hiểu về đối tác.
Doanh nghiệp cũng cần nỗ lực trong việc nâng cao hoạt động sản xuất chuyên nghiệp, theo chuẩn quốc tế, hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng các quy định của thị trường xuất khẩu, tránh các rủi ro luật cạnh tranh và chống bán phá giá của nước sở tại. Trong đó, cần tôn trọng và thực thi những quy định cơ bản như minh bạch về sản phẩm, chất lượng, tính an toàn...
Trong 10 tháng năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trên 30% so với cùng kỳ năm trước. EU vẫn được đánh giá là thị trường quan trọng đối với các ngành giày da, may mặc, thủy sản, cà phê, đồ gỗ…đồng thời, Việt Nam và EU đang xem xét và đàm phán các Hiệp định thương mại tự do nhằm đạt thỏa thuận song phương giữa hai bên để mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)