Tại Hội nghị giao thương, xúc tiến đầu tư tại Lào Cai, các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết 19 cặp hợp đồng kinh tế, với giá trị hơn 200 triệu USD; tăng khoảng 30% so với Lễ ký kết hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp 2 nước được tổ chức năm 2009 tại cũng tại tỉnh này.
Trong buổi sáng cùng ngày, Hội nghị giao thương đã dành phần lớn thời gian cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc giao lưu, trao đổi trực tiếp theo 5 nhóm lĩnh vực ngành nghề gồm đầu tư-khoáng sản; du lịch-lữ hành; nông sản, trái cây; thủy-hải sản và phân bón-hóa chất.
Nhiều doanh nghiệp đến từ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng... của Việt Nam quan tâm đến thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên tại Hà Khẩu. Các doanh nghiệp đến từ Khánh Hòa, Thanh Hóa... trao đổi với đối tác Trung Quốc về thị trường tiêu thụ thủy hải sản.
Ông Trương Nguyên Nguyên, Hội trưởng Hội Thương mại ngũ kim cơ điện tỉnh Vân Nam của Trung Quốc nói: "Đã 10 năm nay, chúng tôi tham gia hội chợ này và giao lưu, quảng bá hàng hóa. Chúng tôi rất phấn khởi vì hai nước đều có môi trường kinh doanh thuận lợi, các sản phẩm hàng hóa buôn bán được lưu thông qua lại giữa hai nước."
Buổi chiều cùng ngày, doanh nghiệp hai nước đã thỏa thuận buôn bán các mặt hàng và đi đến ký kết các bản hợp đồng. Có 19 cặp hợp đồng kinh tế với giá trị 201 triệu đã được hoàn thành.
Ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công Thương Việt Nam đánh giá cao sáng kiến tổ chức thảo luận tại hội nghị theo nhóm ngành hàng, lĩnh vực sản xuất-kinh doanh của Ban tổ chức Hội chợ năm nay.
Theo Cục trưởng, vấn đề trao đổi, giao lưu, hợp tác là của doanh nghiệp, Nhà nước và các cơ quan quản lý hai bên không thể “bắt buộc” các doanh nghiệp mà chỉ tạo ra hành lang pháp lý, làm cầu nối cho họ mà thôi.
Hơn 200 doanh nghiệp của hai nước tham gia hội nghị năm nay đã nêu bật được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong các vấn đề đầu tư tại tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Khẩu nói riêng, tại Việt Nam và Trung Quốc nói chung. Qua đó, báo hiệu sẽ có thêm nhiều dự án, hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước được triển khai trong thời gian tới./.
Trong buổi sáng cùng ngày, Hội nghị giao thương đã dành phần lớn thời gian cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc giao lưu, trao đổi trực tiếp theo 5 nhóm lĩnh vực ngành nghề gồm đầu tư-khoáng sản; du lịch-lữ hành; nông sản, trái cây; thủy-hải sản và phân bón-hóa chất.
Nhiều doanh nghiệp đến từ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng... của Việt Nam quan tâm đến thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên tại Hà Khẩu. Các doanh nghiệp đến từ Khánh Hòa, Thanh Hóa... trao đổi với đối tác Trung Quốc về thị trường tiêu thụ thủy hải sản.
Ông Trương Nguyên Nguyên, Hội trưởng Hội Thương mại ngũ kim cơ điện tỉnh Vân Nam của Trung Quốc nói: "Đã 10 năm nay, chúng tôi tham gia hội chợ này và giao lưu, quảng bá hàng hóa. Chúng tôi rất phấn khởi vì hai nước đều có môi trường kinh doanh thuận lợi, các sản phẩm hàng hóa buôn bán được lưu thông qua lại giữa hai nước."
Buổi chiều cùng ngày, doanh nghiệp hai nước đã thỏa thuận buôn bán các mặt hàng và đi đến ký kết các bản hợp đồng. Có 19 cặp hợp đồng kinh tế với giá trị 201 triệu đã được hoàn thành.
Ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công Thương Việt Nam đánh giá cao sáng kiến tổ chức thảo luận tại hội nghị theo nhóm ngành hàng, lĩnh vực sản xuất-kinh doanh của Ban tổ chức Hội chợ năm nay.
Theo Cục trưởng, vấn đề trao đổi, giao lưu, hợp tác là của doanh nghiệp, Nhà nước và các cơ quan quản lý hai bên không thể “bắt buộc” các doanh nghiệp mà chỉ tạo ra hành lang pháp lý, làm cầu nối cho họ mà thôi.
Hơn 200 doanh nghiệp của hai nước tham gia hội nghị năm nay đã nêu bật được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong các vấn đề đầu tư tại tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Khẩu nói riêng, tại Việt Nam và Trung Quốc nói chung. Qua đó, báo hiệu sẽ có thêm nhiều dự án, hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước được triển khai trong thời gian tới./.
Bùi Thanh Hải (TTXVN/Vietnam+)