Hoàng tử Andrew, Đại sứ Thương mại và Đầu tư của Vương quốc Anh nhấn mạnh Vương quốc Anh là một đối tác chiến lược của Việt Nam và mong muốn mối quan hệ đối tác này trở nên thực sự có ý nghĩa, có hiệu quả và đem lại lợi ích cho cả Việt Nam lẫn Vương quốc Anh.
Phát biểu tại hội thảo "Hợp tác nhà nước-tư nhân (PPP) - Cơ hội cho Việt Nam dưới góc nhìn của các doanh nghiệp Anh quốc" được tổ chức tại Hà Nội, sáng 11/10, Hoàng tử Andrew khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp Anh sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam theo hướng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, văn hóa của Việt Nam.
Tháng 9/2010, Việt Nam và Vương quốc Anh đã chính thức ký hiệp định hợp tác chiến lược. Với việc trở thành nước có mức thu nhập trung bình, Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư, tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới cho sự phát triển kinh tế.
Chính phủ Việt Nam nhận thấy hợp tác công-tư (PPP) đang rất phát triển và mang lại lợi ích cho các bên, với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Do đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và huy động các nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam là rất quan trọng.
Việt Nam cần thu hút từ 60-70 tỷ USD từ phía khu vực tư để phát triển cơ sở hạ tầng vì nguồn ngân sách nhà nước sẽ không đủ để thực hiện. Các chuyên gia kinh tế Vương quốc Anh cho rằng, khi triển khai các mô hình PPP, đòi hỏi một quốc gia như Việt Nam cần phải nghĩ tới những nguồn lực khác trên thế giới, tất nhiên không chỉ là nước Anh mà các nước khác đã từng trải qua giai đoạn này, có những kinh nghiệm trong giai đoạn này để họ có thể hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam.
Hợp tác PPP là phương thức hợp tác mà ở đó các dự án công được tư nhân cấp vốn thực hiện. Hiện nay có hơn 100 quốc gia áp dụng phương thức hợp tác PPP với các loại dự án điển hình là nhượng quyền thu phí; thiết kế, xây dựng, cấp vốn và vận hành; nhượng quyền kinh doanh và tư nhân hóa.
Tuy nhiên, tại các nước công nghiệp hóa, hình thức PPP đã cho phép chuyển giao các dịch vụ công cho khu vực tư nhân với tư cách là một phần của chính sách của Nhà nước.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề như: Khung pháp lý cho mô hình Hợp tác nhà nước tư nhân; Phòng tránh tranh chấp trong thực hiện hợp tác Nhà nước-Tư nhân; Cơ hội phát triển hợp tác nhà nước-tư nhân ở Việt Nam; sự cần thiết của tư vấn Việt Nam trong các dự án Công-Tư thí điểm; thực hiện hợp tác nhà nước-tư nhân ở Việt Nam theo quan điểm châu Âu; Kinh doanh ở Việt Nam theo quan điểm của Hiệp hội các doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Vương quốc Anh tham gia vào hoạt động PPP của Việt Nam để giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng. Thứ trưởng cũng cho rằng, để thu hút và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực không ngừng trong việc minh bạch hóa hệ thống mua sắm công, tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện hơn nữa pháp luật điều chỉnh về công tác đấu thầu để tạo ra sự công bằng và cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia hợp tác với Việt Nam./.
Phát biểu tại hội thảo "Hợp tác nhà nước-tư nhân (PPP) - Cơ hội cho Việt Nam dưới góc nhìn của các doanh nghiệp Anh quốc" được tổ chức tại Hà Nội, sáng 11/10, Hoàng tử Andrew khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp Anh sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam theo hướng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, văn hóa của Việt Nam.
Tháng 9/2010, Việt Nam và Vương quốc Anh đã chính thức ký hiệp định hợp tác chiến lược. Với việc trở thành nước có mức thu nhập trung bình, Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư, tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới cho sự phát triển kinh tế.
Chính phủ Việt Nam nhận thấy hợp tác công-tư (PPP) đang rất phát triển và mang lại lợi ích cho các bên, với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Do đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và huy động các nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam là rất quan trọng.
Việt Nam cần thu hút từ 60-70 tỷ USD từ phía khu vực tư để phát triển cơ sở hạ tầng vì nguồn ngân sách nhà nước sẽ không đủ để thực hiện. Các chuyên gia kinh tế Vương quốc Anh cho rằng, khi triển khai các mô hình PPP, đòi hỏi một quốc gia như Việt Nam cần phải nghĩ tới những nguồn lực khác trên thế giới, tất nhiên không chỉ là nước Anh mà các nước khác đã từng trải qua giai đoạn này, có những kinh nghiệm trong giai đoạn này để họ có thể hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam.
Hợp tác PPP là phương thức hợp tác mà ở đó các dự án công được tư nhân cấp vốn thực hiện. Hiện nay có hơn 100 quốc gia áp dụng phương thức hợp tác PPP với các loại dự án điển hình là nhượng quyền thu phí; thiết kế, xây dựng, cấp vốn và vận hành; nhượng quyền kinh doanh và tư nhân hóa.
Tuy nhiên, tại các nước công nghiệp hóa, hình thức PPP đã cho phép chuyển giao các dịch vụ công cho khu vực tư nhân với tư cách là một phần của chính sách của Nhà nước.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề như: Khung pháp lý cho mô hình Hợp tác nhà nước tư nhân; Phòng tránh tranh chấp trong thực hiện hợp tác Nhà nước-Tư nhân; Cơ hội phát triển hợp tác nhà nước-tư nhân ở Việt Nam; sự cần thiết của tư vấn Việt Nam trong các dự án Công-Tư thí điểm; thực hiện hợp tác nhà nước-tư nhân ở Việt Nam theo quan điểm châu Âu; Kinh doanh ở Việt Nam theo quan điểm của Hiệp hội các doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Vương quốc Anh tham gia vào hoạt động PPP của Việt Nam để giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng. Thứ trưởng cũng cho rằng, để thu hút và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực không ngừng trong việc minh bạch hóa hệ thống mua sắm công, tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện hơn nữa pháp luật điều chỉnh về công tác đấu thầu để tạo ra sự công bằng và cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia hợp tác với Việt Nam./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)