Từ vị trí hấp dẫn nhất thế giới (theo xếp hạng năm 2008), năm 2009, Việt Nam rớt xuống thứ 5, năm 2010 xuống đứng thứ 14, năm 2011 xuống thứ 23 và năm nay bật ra khỏi top 30 trong báo cáo đánh giá xếp hạng các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm 2012 của hãng tư vấn A.T. Kearney (Mỹ).
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng như doanh nghiệp bán lẻ vẫn tỏ ra lạc quan về thị trường và đã có những động thái quan trọng để cải thiện tình trạng trên.
Thị trường bán lẻ vẫn còn nhiều hấp dẫn
Đánh giá của các chuyên gia thị trường bán lẻ Việt Nam cho thấy, việc tụt hạng phản ánh đúng thực chất của thị trường vì từ năm 2008 trở lại đây giá cả tăng rất mạnh, lạm phát cao, sức mua của người dân giảm sút.
Thống kê từ Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 đạt trên 1.141 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 34,2%, tiếp đó là khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể tăng lần lượt là 26,4% và 20,4%, khu vực kinh tế nhà nước có mức tăng trưởng thấp nhất, chỉ tăng 1,1%. Đáng chú ý, các ngành kinh tế, ngành du lịch đạt mức tăng cao nhất là 27%; tiếp theo là dịch vụ ( tăng 22,8%); khách sạn, nhà hàng (tăng 20,6%) và cuối cùng là thương nghiệp (tăng 19,3%).
Tài chính, nguồn nhân lực, vốn là những vấn đề lớn mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang gặp phải. Đây chính là những yếu tố khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam “yếu thế” trước nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Theo bà Hoàng Hồng Hạnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay, việc tiếp cận vốn từ phía ngân hàng rất khó khăn.
Thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã phải vay với lãi suất khá cao nhưng vẫn phải “chật vật” với những điều khoản của ngân hàng mới có thể vay được. Hiện nay dù các ngân hàng đang hạ lãi suất nhưng cũng không dễ để tiếp cận được nguồn “vốn rẻ” này. Bà Hạnh đề nghị Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nên phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất một ngân hàng cổ phần nào đó của Nhà nước dành một quỹ cho vay hỗ trợ với lãi suất ưu đãi trong 3-5 năm cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Cũng theo các chuyên gia, dù thị trường hàng hóa trong nước dồi dào, nguồn cung ổn định nhưng tiêu dùng chững lại do kinh tế gặp khó khăn, hàng hóa khó tiêu thụ, giá giảm. Ngoài ra, sự tụt hạng cũng cho thấy cho sức hấp dẫn của thị trường không còn được đánh giá cao như thời điểm mới gia nhập WTO, các rào cản về môi trường đầu tư và kinh doanh chưa được cải thiện nhiều. Một số nhà bán lẻ nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam cho biết, giá mua và thuê bất động sản cao so với khu vực và lãi suất tín dụng cao là rào cản lớn, thường gặp nhất đối với các nhà bán lẻ bởi họ không thể kéo dài được một trong những nguyên nhân dẫn tới việc tụt hạng.
Tuy nhiên, không tỏ ra bi quan vì tụt hạng nhiều doanh nghiệp bán lẻ cho biết, sức hấp dẫn tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều, bởi ở Việt Nam hiện nay người tiêu dùng chưa đến mức đã thỏa mãn hết tất cả mọi nhu cầu. Ngoài ra, Việt Nam có gần 90 triệu dân và là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất trong vùng Đông Nam Á. Trong lĩnh vực phân phối, so với các thị trường lân cận, thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chưa đến 20% và ít cạnh tranh. Vì vậy, tiềm năng phát triển rất lớn và hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ, cả phân phối tổng hợp lẫn phân phối chuyên ngành.
Cần những kế hoạch dài hơi
Hiện đang có làn sóng những nhà bán lẻ nước ngoài xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động đầu tư vào Việt Nam như Takashimaya Singapore vào tháng 3/2012 vừa rồi đã cam kết thuê 15.000m2 sàn tại tầng 5 của dự án Saigon Center. Trước đó, Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) cũng chính thức hoạt động tại Việt Nam, dự kiến tháng 9/2012 tới đây sẽ xây dựng Trung tâm thương mại Aeon - Tân Phú Celadon tại quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2012, Aeon sẽ mở thêm khoảng 20 trung tâm bán lẻ tại Việt Nam... Các nhà bán lẻ khổng lồ khác như như Metro, Big C, Parkson…cũng không ngừng mở rộng hệ thống phân phối và khai thác các thế mạnh về giá cũng như sự chuyên nghiệp để thu hút khách hàng…
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho hay: Đối nghịch với sự nhộn nhịp này thì các nhà bán lẻ trong nước liên tục lâm vào khó khăn. Theo thống kê mới nhất, trong 4 tháng đầu năm 2012 cả nước có 17.735 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động thì ngành bán lẻ chiếm nhiều nhất với 5.297 doanh nghiệp.
Nguyên nhân lớn nhất tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay là do chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, nhiên liệu, phí vận chuyển hàng hóa... tăng cao, trong khi sức mua giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn, sản xuất đình trệ, khiến cho doanh nghiệp bán lẻ phải thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa vì không đủ sức gánh lỗ. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam lại hay trong tình trạng cạnh tranh không lành mạnh mà điển hình là sự cạnh tranh khốc liệt về giá của hệ thống siêu thị kinh doanh điện máy thời gian qua đã làm cho nhiều doanh nghiệp suy yếu, phá sản.
Theo bà Loan, thời gian tới do các cam kết mở cửa thị trường Việt Nam sẽ còn sâu rộng hơn trong cam kết WTO nên các doanh nghiệp bán lẻ phải tìm cách vươn lên mạnh mẽ hơn nữa. Diễn biến thị trường bán lẻ thời gian qua cũng cho thấy doanh nghiệp bán lẻ đã đạt được thành tựu lớn nhưng vẫn còn tồn tại lớn đe dọa sự phát triển như quy mô thị trường nhỏ, manh mún, bán lẻ truyền thống chiếm phần lớn. Do vậy, trong chiến lược phát triển thị trường trong nước thời gian tới, cần có chính sách quan tâm, xây dựng những nhà phân phối nội địa đủ mạnh, làm nòng cốt cho sự phát triển của thị trường.
Bộ Công Thương thừa nhận, trong 5 năm gia nhập WTO khung pháp lý chưa đồng bộ, có những cái không nhất quán, đặc biệt không còn phù hợp với tình hình hiện nay, cần có những sửa đổi về cơ chế, phương pháp để các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp tục phát triển.
Xác định hệ thống phân phối bán lẻ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam, Bộ Công Thương khẳng định sẽ nghiên cứu, đề xuất sự hỗ trợ từ Chính phủ mà không vi phạm các cam kết gia nhập WTO. Đồng thời, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phân phối vốn trong nước liên doanh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới lập cơ sở bán lẻ ở Việt Nam để qua đó học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến.
Để tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, Bộ sẽ giao cho các Vụ Thị trường trong nước, Vụ Kế hoạch, Vụ Pháp chế... xây dựng văn bản pháp luật và chính sách phát triển hệ thống phân phối và bán lẻ; nghiên cứu chính sách, văn bản cho phép doanh nghiệp liên doanh với điều kiện doanh nghiệp Việt Nam nắm giữ 51% số vốn điều lệ trở lên; nghiên cứu về chính sách phát triển hệ thống logistic; nghiên cứu và đưa ra các biện pháp hưởng ứng thực hiện Chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; chú ý đến công tác đào nguồn đội ngũ quản lý kinh doanh thương mại.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng quỹ đất cho các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ; phối hợp cùng toà án nhân dân tối cao trong các vụ án về thương mại, xử lý nghiêm khắc các trường hợp phá vỡ hợp đồng; có chính sách mở rộng, có sự liên kết giữa sản xuất và phân phối để chống thao túng thị trường của doanh nghiệp nước ngoài.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, dự đoán đến năm 2020, siêu thị sẽ chiếm lĩnh khoảng 35-40% thị phần bán lẻ ở Việt Nam. Song để phát triển bền vững và trở thành địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng, hệ thống siêu thị phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Mặt khác, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải quyết liệt thay đổi phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cùng đó, sự hình thành và phát triển của hệ thống bán lẻ luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng kênh phân phối hiệu quả cho nền kinh tế, xây dựng văn minh thương mại hiện đại, góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích người tiêu dùng./.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng như doanh nghiệp bán lẻ vẫn tỏ ra lạc quan về thị trường và đã có những động thái quan trọng để cải thiện tình trạng trên.
Thị trường bán lẻ vẫn còn nhiều hấp dẫn
Đánh giá của các chuyên gia thị trường bán lẻ Việt Nam cho thấy, việc tụt hạng phản ánh đúng thực chất của thị trường vì từ năm 2008 trở lại đây giá cả tăng rất mạnh, lạm phát cao, sức mua của người dân giảm sút.
Thống kê từ Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 đạt trên 1.141 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 34,2%, tiếp đó là khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể tăng lần lượt là 26,4% và 20,4%, khu vực kinh tế nhà nước có mức tăng trưởng thấp nhất, chỉ tăng 1,1%. Đáng chú ý, các ngành kinh tế, ngành du lịch đạt mức tăng cao nhất là 27%; tiếp theo là dịch vụ ( tăng 22,8%); khách sạn, nhà hàng (tăng 20,6%) và cuối cùng là thương nghiệp (tăng 19,3%).
Tài chính, nguồn nhân lực, vốn là những vấn đề lớn mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang gặp phải. Đây chính là những yếu tố khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam “yếu thế” trước nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Theo bà Hoàng Hồng Hạnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay, việc tiếp cận vốn từ phía ngân hàng rất khó khăn.
Thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã phải vay với lãi suất khá cao nhưng vẫn phải “chật vật” với những điều khoản của ngân hàng mới có thể vay được. Hiện nay dù các ngân hàng đang hạ lãi suất nhưng cũng không dễ để tiếp cận được nguồn “vốn rẻ” này. Bà Hạnh đề nghị Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nên phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất một ngân hàng cổ phần nào đó của Nhà nước dành một quỹ cho vay hỗ trợ với lãi suất ưu đãi trong 3-5 năm cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Cũng theo các chuyên gia, dù thị trường hàng hóa trong nước dồi dào, nguồn cung ổn định nhưng tiêu dùng chững lại do kinh tế gặp khó khăn, hàng hóa khó tiêu thụ, giá giảm. Ngoài ra, sự tụt hạng cũng cho thấy cho sức hấp dẫn của thị trường không còn được đánh giá cao như thời điểm mới gia nhập WTO, các rào cản về môi trường đầu tư và kinh doanh chưa được cải thiện nhiều. Một số nhà bán lẻ nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam cho biết, giá mua và thuê bất động sản cao so với khu vực và lãi suất tín dụng cao là rào cản lớn, thường gặp nhất đối với các nhà bán lẻ bởi họ không thể kéo dài được một trong những nguyên nhân dẫn tới việc tụt hạng.
Tuy nhiên, không tỏ ra bi quan vì tụt hạng nhiều doanh nghiệp bán lẻ cho biết, sức hấp dẫn tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều, bởi ở Việt Nam hiện nay người tiêu dùng chưa đến mức đã thỏa mãn hết tất cả mọi nhu cầu. Ngoài ra, Việt Nam có gần 90 triệu dân và là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất trong vùng Đông Nam Á. Trong lĩnh vực phân phối, so với các thị trường lân cận, thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chưa đến 20% và ít cạnh tranh. Vì vậy, tiềm năng phát triển rất lớn và hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ, cả phân phối tổng hợp lẫn phân phối chuyên ngành.
Cần những kế hoạch dài hơi
Hiện đang có làn sóng những nhà bán lẻ nước ngoài xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động đầu tư vào Việt Nam như Takashimaya Singapore vào tháng 3/2012 vừa rồi đã cam kết thuê 15.000m2 sàn tại tầng 5 của dự án Saigon Center. Trước đó, Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) cũng chính thức hoạt động tại Việt Nam, dự kiến tháng 9/2012 tới đây sẽ xây dựng Trung tâm thương mại Aeon - Tân Phú Celadon tại quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2012, Aeon sẽ mở thêm khoảng 20 trung tâm bán lẻ tại Việt Nam... Các nhà bán lẻ khổng lồ khác như như Metro, Big C, Parkson…cũng không ngừng mở rộng hệ thống phân phối và khai thác các thế mạnh về giá cũng như sự chuyên nghiệp để thu hút khách hàng…
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho hay: Đối nghịch với sự nhộn nhịp này thì các nhà bán lẻ trong nước liên tục lâm vào khó khăn. Theo thống kê mới nhất, trong 4 tháng đầu năm 2012 cả nước có 17.735 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động thì ngành bán lẻ chiếm nhiều nhất với 5.297 doanh nghiệp.
Nguyên nhân lớn nhất tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay là do chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, nhiên liệu, phí vận chuyển hàng hóa... tăng cao, trong khi sức mua giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn, sản xuất đình trệ, khiến cho doanh nghiệp bán lẻ phải thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa vì không đủ sức gánh lỗ. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam lại hay trong tình trạng cạnh tranh không lành mạnh mà điển hình là sự cạnh tranh khốc liệt về giá của hệ thống siêu thị kinh doanh điện máy thời gian qua đã làm cho nhiều doanh nghiệp suy yếu, phá sản.
Theo bà Loan, thời gian tới do các cam kết mở cửa thị trường Việt Nam sẽ còn sâu rộng hơn trong cam kết WTO nên các doanh nghiệp bán lẻ phải tìm cách vươn lên mạnh mẽ hơn nữa. Diễn biến thị trường bán lẻ thời gian qua cũng cho thấy doanh nghiệp bán lẻ đã đạt được thành tựu lớn nhưng vẫn còn tồn tại lớn đe dọa sự phát triển như quy mô thị trường nhỏ, manh mún, bán lẻ truyền thống chiếm phần lớn. Do vậy, trong chiến lược phát triển thị trường trong nước thời gian tới, cần có chính sách quan tâm, xây dựng những nhà phân phối nội địa đủ mạnh, làm nòng cốt cho sự phát triển của thị trường.
Bộ Công Thương thừa nhận, trong 5 năm gia nhập WTO khung pháp lý chưa đồng bộ, có những cái không nhất quán, đặc biệt không còn phù hợp với tình hình hiện nay, cần có những sửa đổi về cơ chế, phương pháp để các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp tục phát triển.
Xác định hệ thống phân phối bán lẻ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam, Bộ Công Thương khẳng định sẽ nghiên cứu, đề xuất sự hỗ trợ từ Chính phủ mà không vi phạm các cam kết gia nhập WTO. Đồng thời, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phân phối vốn trong nước liên doanh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới lập cơ sở bán lẻ ở Việt Nam để qua đó học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến.
Để tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, Bộ sẽ giao cho các Vụ Thị trường trong nước, Vụ Kế hoạch, Vụ Pháp chế... xây dựng văn bản pháp luật và chính sách phát triển hệ thống phân phối và bán lẻ; nghiên cứu chính sách, văn bản cho phép doanh nghiệp liên doanh với điều kiện doanh nghiệp Việt Nam nắm giữ 51% số vốn điều lệ trở lên; nghiên cứu về chính sách phát triển hệ thống logistic; nghiên cứu và đưa ra các biện pháp hưởng ứng thực hiện Chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; chú ý đến công tác đào nguồn đội ngũ quản lý kinh doanh thương mại.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng quỹ đất cho các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ; phối hợp cùng toà án nhân dân tối cao trong các vụ án về thương mại, xử lý nghiêm khắc các trường hợp phá vỡ hợp đồng; có chính sách mở rộng, có sự liên kết giữa sản xuất và phân phối để chống thao túng thị trường của doanh nghiệp nước ngoài.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, dự đoán đến năm 2020, siêu thị sẽ chiếm lĩnh khoảng 35-40% thị phần bán lẻ ở Việt Nam. Song để phát triển bền vững và trở thành địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng, hệ thống siêu thị phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Mặt khác, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải quyết liệt thay đổi phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cùng đó, sự hình thành và phát triển của hệ thống bán lẻ luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng kênh phân phối hiệu quả cho nền kinh tế, xây dựng văn minh thương mại hiện đại, góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích người tiêu dùng./.
Uyên Hương (TTXVN)