Năm nào cũng vậy, cứ sau mỗi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận lại rơi vào cảnh thiếu hụt nhân công và “đỏ mắt” đi tìm lao động mới.
Có tình trạng này là bởi nhiều lao động sau nghỉ Tết vẫn chưa tha thiết quay trở lại làm việc.
Vất vả tìm lao động
Dạo quanh các khu công nghiệp-khu chế xuất như khu chế xuất- khu công nghiệp Linh Trung (Thủ Đức), Tân Thuận (quận 7), khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương)…, đâu đâu cũng bắt gặp những băng rôn, thông báo tuyển công nhân.
Theo như thông báo tuyển dụng thì các ngành may mặc, giày da, điện tử… là những ngành nghề đang cần tuyển số lượng công nhân lớn.
Như Công ty may mặc Kollan cần tuyển 1.500 công nhân may, Công ty Freetrend cần tuyển 6.000 lao động ngành may, Công ty Nissei Electric cần tuyển 2.000 lao động ngành điện tử, Công ty Eins Vina (Bình Dương) tuyển 1.000 công nhân may…
Để tìm công nhân trong thời gian này, ngoài việc treo băngrôn, dán thông báo, nhiều công ty còn bố trí nhân viên tuyển dụng đem bàn ghế ra ngoài cổng công ty, cổng khu chế xuất nhận hồ sơ trực tiếp.
Thậm chí, nhiều công ty nằm ngoài khu công nghiệp-khu chế xuất vì thiếu hụt lao động nhưng khó tuyển lao động tại công ty đành tìm đến những nơi tập trung nhiều công nhân như khu công nghiệp-khu chế xuất để tìm lao động cho công ty mình.
Ngoài lời hứa hấp dẫn về mức lương thưởng, các doanh nghiệp còn hứa hẹn trợ cấp nuôi con dưới 6 tuổi, hỗ trợ tìm nhà trọ, tuyển hằng ngày, phỏng vấn ngay… Tuy nhiên, số lượng lao động đến nộp hồ sơ tại những nơi này vẫn rất thưa thớt.
Anh Quang Hào, đại diện Phòng Quản lý nhân sự của Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú (quận 9) cho biết: “Để tránh tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết như mọi năm, công ty đã treo băng rôn tuyển dụng từ trước Tết nhưng đến nay cũng chỉ tuyển được hơn 100 công nhân.
Hiện, công ty đang cần tuyển tới gần 1.000 công nhân có tay nghề và kể cả chưa có tay nghề. Mặc dù đã đặt bàn tuyển dụng trước cổng khu chế xuất Linh Trung nhưng mỗi ngày chúng tôi chỉ nhận được trên dưới 10 bộ hồ sơ”.
Lao động thờ ơ
Theo số liệu thống kê nhanh tại 50 doanh nghiệp có đông lao động ở khu chế xuất Linh Trung 1, 2; khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình thì mới có 31 doanh nghiệp có đầy đủ lao động trở lại làm việc sau Tết.
Tuy nhiên, do đơn đặt hàng nhiều, một số doanh nghiệp đã có đủ lao động trở lại làm việc nhưng vẫn cần thêm người làm như: Công ty Đức Bổn, Công ty Nidec Tosok, công ty D.I… Bên cạnh đó, vẫn còn một số doanh nghiệp có tỷ lệ lao động trở lại làm việc thấp hơn như Yujin (70%), Danu (63%), Freetrend A (80%)…
Lý giải cho nguyên nhân của tình trạng thiếu nhân lực sau Tết Nguyên đán, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, do kinh tế đang trên đà hồi phục, các doanh nghiệp bắt đầu phát triển trở lại với nhiều đơn đặt hàng. Trước đây, các doanh nghiệp này sa thải hàng loạt công nhân thì nay họ bắt đầu tuyển dụng trở lại.
Đây là thời điểm các doanh nghiệp đang tái cấu trúc lao động, do đó cần rất nhiều nhân lực. Trong khi đó, chi phí cuộc sống tại Thành phố Hồ Chí Minh rất đắt đỏ, mức lương dành cho lao động hiện nay nếu dưới mức 2 triệu đồng thì hoàn toàn không hấp dẫn được công nhân. Do đó đa phần công nhân tỏ ra rất thờ ơ với các thông tin tuyển dụng.
Mặt khác, tâm lý của người lao động thường là “đứng núi này trông núi nọ”, nhất là đối với những lao động thuộc các ngành may mặc, da giày, chế biến gỗ, nên cũng xảy ra tình trạng “nhảy” việc.
Ngoài ra, nhiều lao động tại các tỉnh phía Bắc có tư tưởng “tháng Giêng là tháng ăn chơi” và do chuyện tàu xe để đưa công nhân trở lại làm việc còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều người chưa muốn quay trở lại các tỉnh phía Nam làm việc.
Hơn nữa, hiện nay, người lao động ngày càng nhận thức rõ giá trị sức lao động của mình nên việc nhiều công ty tăng ca, lương, thưởng Tết thấp… khiến không ít công nhân không còn tha thiết trở lại làm việc tại công ty cũ.
Anh Nguyễn Hữu Sáng, quê Nam Định, trước là công nhân làm việc trong khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) nay đến khu chế xuất Linh Trung (Thủ Đức) tìm việc, cho biết: “Tôi nghe nói làm việc tại khu chế xuất-khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh có lương cao hơn những nơi khác nên tôi cũng thử qua khu chế xuất Linh Trung tìm việc. Thời điểm này cũng là lúc nhiều công ty tuyển dụng nên tôi có nhiều cơ hội và thời gian để lựa chọn công ty nào phù hợp với mức lương cao."
Theo các đơn vị cung cấp lao động, tình trạng lao động bỏ việc sau thời gian nghỉ Tết là rất phổ biến, hầu như năm nào cũng diễn ra. Do đó, để giải quyết bài toán thiếu hụt lao động sau Tết, các doanh nghiệp phải năng động hơn và có chế độ ưu đãi ổn định nhằm thu hút và giữ chân người lao động./.
Có tình trạng này là bởi nhiều lao động sau nghỉ Tết vẫn chưa tha thiết quay trở lại làm việc.
Vất vả tìm lao động
Dạo quanh các khu công nghiệp-khu chế xuất như khu chế xuất- khu công nghiệp Linh Trung (Thủ Đức), Tân Thuận (quận 7), khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương)…, đâu đâu cũng bắt gặp những băng rôn, thông báo tuyển công nhân.
Theo như thông báo tuyển dụng thì các ngành may mặc, giày da, điện tử… là những ngành nghề đang cần tuyển số lượng công nhân lớn.
Như Công ty may mặc Kollan cần tuyển 1.500 công nhân may, Công ty Freetrend cần tuyển 6.000 lao động ngành may, Công ty Nissei Electric cần tuyển 2.000 lao động ngành điện tử, Công ty Eins Vina (Bình Dương) tuyển 1.000 công nhân may…
Để tìm công nhân trong thời gian này, ngoài việc treo băngrôn, dán thông báo, nhiều công ty còn bố trí nhân viên tuyển dụng đem bàn ghế ra ngoài cổng công ty, cổng khu chế xuất nhận hồ sơ trực tiếp.
Thậm chí, nhiều công ty nằm ngoài khu công nghiệp-khu chế xuất vì thiếu hụt lao động nhưng khó tuyển lao động tại công ty đành tìm đến những nơi tập trung nhiều công nhân như khu công nghiệp-khu chế xuất để tìm lao động cho công ty mình.
Ngoài lời hứa hấp dẫn về mức lương thưởng, các doanh nghiệp còn hứa hẹn trợ cấp nuôi con dưới 6 tuổi, hỗ trợ tìm nhà trọ, tuyển hằng ngày, phỏng vấn ngay… Tuy nhiên, số lượng lao động đến nộp hồ sơ tại những nơi này vẫn rất thưa thớt.
Anh Quang Hào, đại diện Phòng Quản lý nhân sự của Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú (quận 9) cho biết: “Để tránh tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết như mọi năm, công ty đã treo băng rôn tuyển dụng từ trước Tết nhưng đến nay cũng chỉ tuyển được hơn 100 công nhân.
Hiện, công ty đang cần tuyển tới gần 1.000 công nhân có tay nghề và kể cả chưa có tay nghề. Mặc dù đã đặt bàn tuyển dụng trước cổng khu chế xuất Linh Trung nhưng mỗi ngày chúng tôi chỉ nhận được trên dưới 10 bộ hồ sơ”.
Lao động thờ ơ
Theo số liệu thống kê nhanh tại 50 doanh nghiệp có đông lao động ở khu chế xuất Linh Trung 1, 2; khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình thì mới có 31 doanh nghiệp có đầy đủ lao động trở lại làm việc sau Tết.
Tuy nhiên, do đơn đặt hàng nhiều, một số doanh nghiệp đã có đủ lao động trở lại làm việc nhưng vẫn cần thêm người làm như: Công ty Đức Bổn, Công ty Nidec Tosok, công ty D.I… Bên cạnh đó, vẫn còn một số doanh nghiệp có tỷ lệ lao động trở lại làm việc thấp hơn như Yujin (70%), Danu (63%), Freetrend A (80%)…
Lý giải cho nguyên nhân của tình trạng thiếu nhân lực sau Tết Nguyên đán, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, do kinh tế đang trên đà hồi phục, các doanh nghiệp bắt đầu phát triển trở lại với nhiều đơn đặt hàng. Trước đây, các doanh nghiệp này sa thải hàng loạt công nhân thì nay họ bắt đầu tuyển dụng trở lại.
Đây là thời điểm các doanh nghiệp đang tái cấu trúc lao động, do đó cần rất nhiều nhân lực. Trong khi đó, chi phí cuộc sống tại Thành phố Hồ Chí Minh rất đắt đỏ, mức lương dành cho lao động hiện nay nếu dưới mức 2 triệu đồng thì hoàn toàn không hấp dẫn được công nhân. Do đó đa phần công nhân tỏ ra rất thờ ơ với các thông tin tuyển dụng.
Mặt khác, tâm lý của người lao động thường là “đứng núi này trông núi nọ”, nhất là đối với những lao động thuộc các ngành may mặc, da giày, chế biến gỗ, nên cũng xảy ra tình trạng “nhảy” việc.
Ngoài ra, nhiều lao động tại các tỉnh phía Bắc có tư tưởng “tháng Giêng là tháng ăn chơi” và do chuyện tàu xe để đưa công nhân trở lại làm việc còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều người chưa muốn quay trở lại các tỉnh phía Nam làm việc.
Hơn nữa, hiện nay, người lao động ngày càng nhận thức rõ giá trị sức lao động của mình nên việc nhiều công ty tăng ca, lương, thưởng Tết thấp… khiến không ít công nhân không còn tha thiết trở lại làm việc tại công ty cũ.
Anh Nguyễn Hữu Sáng, quê Nam Định, trước là công nhân làm việc trong khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) nay đến khu chế xuất Linh Trung (Thủ Đức) tìm việc, cho biết: “Tôi nghe nói làm việc tại khu chế xuất-khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh có lương cao hơn những nơi khác nên tôi cũng thử qua khu chế xuất Linh Trung tìm việc. Thời điểm này cũng là lúc nhiều công ty tuyển dụng nên tôi có nhiều cơ hội và thời gian để lựa chọn công ty nào phù hợp với mức lương cao."
Theo các đơn vị cung cấp lao động, tình trạng lao động bỏ việc sau thời gian nghỉ Tết là rất phổ biến, hầu như năm nào cũng diễn ra. Do đó, để giải quyết bài toán thiếu hụt lao động sau Tết, các doanh nghiệp phải năng động hơn và có chế độ ưu đãi ổn định nhằm thu hút và giữ chân người lao động./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)