Nhân Triển lãm máy công cụ và tự động hóa Việt Nam 2011 (MTA 2011) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 5 đến 8/7, đoàn 11 doanh nghiệp Italy trong lĩnh vực chế tạo máy sẽ đến Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh và đầu tư.
Trong số này, có sáu doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm trong gia công cơ khí kim loại là BLM Group, FPT industries SpA, Pama, Salvagnini, Sertom, Giuseppe Giana.
Năm doanh nghiệp còn lại mang đến MTA 2011 các thiết bị, công cụ, phụ tùng như đĩa mài, bánh mài và các sản phẩm xử lý bụi, lọc không khí..., gồm Cemb Balancing Machines, Coral SpA, Electtronice Valseriana, Molemab, Mario Di maio SpA.
Ông Marco Saladini, Trưởng đại diện Thương vụ Italy tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong năm 2010, các sản phẩm từ Italy nhập về Việt Nam đạt 584 triệu euro, tăng 21%. Trong khi đó, các sản phẩm của Việt Nam xuất sang Italy đạt 890 triệu euro, tăng gần 27%.
Trong quý 1/2011, giá trị nhập khẩu từ Italy về Việt Nam vẫn ổn định, nhưng hàng xuất từ Việt Nam sang Italy tăng trưởng mạnh, tới 45%.
Cũng theo ông Marco Saladini, trong 3 năm gần đây máy công cụ của Italy chỉ chiếm 4% thị phần tại Việt Nam, song có những loại được đặc biệt ưa chuộng như máy kẻ, máy cắt, máy uốn và máy cắt lazer.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế còn khó khăn, năm 2010 các sản phẩm máy móc công cụ từ Italy nhập về Việt Nam giảm 33% so với năm 2009, chỉ còn 12 triệu euro.
Thương vụ Italy hy vọng sau MTA 2011, các giao dịch thương mại và đầu tư song phương sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn./.
Trong số này, có sáu doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm trong gia công cơ khí kim loại là BLM Group, FPT industries SpA, Pama, Salvagnini, Sertom, Giuseppe Giana.
Năm doanh nghiệp còn lại mang đến MTA 2011 các thiết bị, công cụ, phụ tùng như đĩa mài, bánh mài và các sản phẩm xử lý bụi, lọc không khí..., gồm Cemb Balancing Machines, Coral SpA, Electtronice Valseriana, Molemab, Mario Di maio SpA.
Ông Marco Saladini, Trưởng đại diện Thương vụ Italy tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong năm 2010, các sản phẩm từ Italy nhập về Việt Nam đạt 584 triệu euro, tăng 21%. Trong khi đó, các sản phẩm của Việt Nam xuất sang Italy đạt 890 triệu euro, tăng gần 27%.
Trong quý 1/2011, giá trị nhập khẩu từ Italy về Việt Nam vẫn ổn định, nhưng hàng xuất từ Việt Nam sang Italy tăng trưởng mạnh, tới 45%.
Cũng theo ông Marco Saladini, trong 3 năm gần đây máy công cụ của Italy chỉ chiếm 4% thị phần tại Việt Nam, song có những loại được đặc biệt ưa chuộng như máy kẻ, máy cắt, máy uốn và máy cắt lazer.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế còn khó khăn, năm 2010 các sản phẩm máy móc công cụ từ Italy nhập về Việt Nam giảm 33% so với năm 2009, chỉ còn 12 triệu euro.
Thương vụ Italy hy vọng sau MTA 2011, các giao dịch thương mại và đầu tư song phương sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn./.
Hạnh Minh (Vietnam+)