Ông Nguyễn Văn Chiểu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An cảnh báo rằng với tình trạng mua cao bán thấp như hiện nay, doanh nghiệp trong ngành điều có nguy cơ sụp đổ.
Tại Hội nghị thu mua điều niên vụ 2011, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/4, ông Chiểu cho biết giá thành sản xuất hạt điều hiện nay khoảng 4 USD/pound (1 pound = 0,456kg), tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp ngành điều lại đang chào bán cho các nhà nhập khẩu mức giá 3,65-3,7 USD/pound.
Theo ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), đây là mức giá tự doanh nghiệp Việt Nam đưa ra, khiến các doanh nghiệp nước ngoài đặt nghi vấn về chất lượng điều.
Ông Học khẳng định rằng hầu hết lượng điều (khoảng 250.000 tấn) doanh nghiệp mua từ đầu vụ tới nay không dưới mức giá 38.000 đồng/kg. Các yếu tố đầu vào như vận chuyển, lao động, xăng dầu đều tăng khiến giá thành mỗi tấn điều nhân tăng thêm từ 1.200-1.300 USD/tấn, nhiều doanh nghiệp không dám ký bán với mức 4 USD/pound vì không có lời và nếu bán với giá 3,7 USD/pound, doanh nghiệp lỗ khoảng 400 USD/tấn.
Theo giải thích của Vinacas, những doanh nghiệp chào bán dưới giá thành đều là những doanh nghiệp nhỏ, không vay được vốn nên tìm cách xoay vòng vốn, tháo vốn bằng cách mua nguyên liệu chế biến rồi bán liền.
Hiện giá điều thô trong nước khoảng 26.000-29.000 đồng/kg, giảm hơn 10.000 đồng/kg so với đầu vụ, do đã bước vào cuối vụ thu hoạch nên lượng điều còn lại chủ yếu là điều mót, chất lượng kém. Dự kiến, khoảng giữa tháng Năm tới sẽ kết thúc vụ điều năm nay, hiện các doanh nghiệp đã thu mua khoảng 60% sản lượng điều thô trong nước.
Ngành điều sẽ phải nhập khoảng 300.000 tấn nguyên liệu, thị trường nhập khẩu nguyên liệu chính từ các nước châu Phi, tuy nhiên, do bất ổn chính trị ở khu vực này nên ít nhất phải hơn một tháng nữa mới có thể bắt đầu nhập.
Theo Vinacas, việc nhập khẩu sẽ không thuận lợi như các năm vì trước đây chỉ có Việt Nam và Ấn Độ, năm nay có thêm Brazil nên mức độ cạnh tranh sẽ mạnh mẽ hơn và giá mặt hàng này khó có thể giảm trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thái Học cũng cho biết doanh nghiệp điều đang rất cần vốn để mua tạm trữ, trong khi đó các ngân hàng trong nước lại rất khó khăn trong vấn đề cho vay, các điều khoản thế chấp, tín chấp… đều rất chặt chẽ khiến doanh nghiệp khó tiếp cận.
Vì vậy, Vinacas kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tháo gỡ khó khăn bằng hỗ trợ nguồn vốn vay tạm trữ, giảm thuế nhập khẩu… nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngành./.
Tại Hội nghị thu mua điều niên vụ 2011, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/4, ông Chiểu cho biết giá thành sản xuất hạt điều hiện nay khoảng 4 USD/pound (1 pound = 0,456kg), tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp ngành điều lại đang chào bán cho các nhà nhập khẩu mức giá 3,65-3,7 USD/pound.
Theo ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), đây là mức giá tự doanh nghiệp Việt Nam đưa ra, khiến các doanh nghiệp nước ngoài đặt nghi vấn về chất lượng điều.
Ông Học khẳng định rằng hầu hết lượng điều (khoảng 250.000 tấn) doanh nghiệp mua từ đầu vụ tới nay không dưới mức giá 38.000 đồng/kg. Các yếu tố đầu vào như vận chuyển, lao động, xăng dầu đều tăng khiến giá thành mỗi tấn điều nhân tăng thêm từ 1.200-1.300 USD/tấn, nhiều doanh nghiệp không dám ký bán với mức 4 USD/pound vì không có lời và nếu bán với giá 3,7 USD/pound, doanh nghiệp lỗ khoảng 400 USD/tấn.
Theo giải thích của Vinacas, những doanh nghiệp chào bán dưới giá thành đều là những doanh nghiệp nhỏ, không vay được vốn nên tìm cách xoay vòng vốn, tháo vốn bằng cách mua nguyên liệu chế biến rồi bán liền.
Hiện giá điều thô trong nước khoảng 26.000-29.000 đồng/kg, giảm hơn 10.000 đồng/kg so với đầu vụ, do đã bước vào cuối vụ thu hoạch nên lượng điều còn lại chủ yếu là điều mót, chất lượng kém. Dự kiến, khoảng giữa tháng Năm tới sẽ kết thúc vụ điều năm nay, hiện các doanh nghiệp đã thu mua khoảng 60% sản lượng điều thô trong nước.
Ngành điều sẽ phải nhập khoảng 300.000 tấn nguyên liệu, thị trường nhập khẩu nguyên liệu chính từ các nước châu Phi, tuy nhiên, do bất ổn chính trị ở khu vực này nên ít nhất phải hơn một tháng nữa mới có thể bắt đầu nhập.
Theo Vinacas, việc nhập khẩu sẽ không thuận lợi như các năm vì trước đây chỉ có Việt Nam và Ấn Độ, năm nay có thêm Brazil nên mức độ cạnh tranh sẽ mạnh mẽ hơn và giá mặt hàng này khó có thể giảm trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thái Học cũng cho biết doanh nghiệp điều đang rất cần vốn để mua tạm trữ, trong khi đó các ngân hàng trong nước lại rất khó khăn trong vấn đề cho vay, các điều khoản thế chấp, tín chấp… đều rất chặt chẽ khiến doanh nghiệp khó tiếp cận.
Vì vậy, Vinacas kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tháo gỡ khó khăn bằng hỗ trợ nguồn vốn vay tạm trữ, giảm thuế nhập khẩu… nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngành./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)