Sau khi Bộ Tài chính quyết định điều chỉnh giá xăng dầu, mặc dù trên thực tế chưa có đơn vị vận tải nào tăng giá cước nhưng đại diện các doanh nghiệp đều khẳng định việc tăng giá cước là không tránh khỏi.
Tại Hà Nội, chỉ sau ít phút quyết định tăng giá xăng của Bộ Tài chính có hiệu lực, các doanh nghiệp taxi đã có các cuộc họp bàn khẩn cấp về việc điều chỉnh giá cước.
Ông Đào Tuấn, đại diện ban Giám đốc taxi Mai Linh chia sẻ: “Việc tăng giá xăng tới gần 3000 đồng/lít sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến giá cước.”
Theo ông Tuấn, chỉ tính riêng địa bàn Hà Nội, hiện công ty có gần 2000 đầu xe hoạt động, để giúp đỡ lái xe trong thời gian này, ngay trong sáng 24/2, công ty đã ban hành quyết định hỗ trợ bù lỗ cho lái xe tiền xăng phụ trội. Ngoài ra, công ty sẽ họp bàn xem xét nâng giá sao cho phù hợp, song cũng không thể cao quá 15% giá cước.
“Giá cước mới sẽ được công ty điều chỉnh áp dụng phù hợp trong 1-2 ngày tới,” ông Tuấn cho hay.
Ông Trương Quang Mẫn, phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Mai Linh cho rằng, xăng dầu là "máu" của Mai Linh cũng như các doanh nghiệp vận tải khác, nên các thông tin hay dự báo về giá xăng dầu luôn sát sườn doanh nghiệp. Vì thế, việc giá tăng lần này, hoặc tăng nữa là điều có thể lường trước.
“Mai Linh phải tính toán lại giá cước vận tải. Làm sao để khó khăn này được trang trải cho cả phía doanh nghiệp lẫn hành khách. Có điều, mức tăng như thế nào thì phải tính toán thật kỹ lưỡng. Nhưng trên nguyên tắc, không thể nhân cơ hội này để bắt chẹt hành khách, làm khổ dân cũng như ảnh hưởng đến uy tính doanh nghiệp," ông Mẫn nói.
Tăng giá cước là điều tất yếu, đó cũng là khẳng định của ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp Hội taxi Hà Nội. Ông Bình lý giải, xăng tăng thêm 3000 đồng, tương đương với gần 18% giá cũ. Mà trong vận tải, giá xăng cũng chiếm tới 30% giá cước, do đó, thời gian tới rất có thể các doanh nghiệp vận tải taxi sẽ điều chỉnh giá thêm từ 15 đến 20% giá cước thì mới đủ bù vào chi phí hoạt động.
“Với giá xăng hiên nay, nếu không tăng giá, một ngày doanh nghiệp (có khoảng 100 đầu xe) sẽ lỗ khoảng 6-10 triệu đồng. Doanh nghiệp nhiều xe sẽ lỗ nhiều hơn,” ông Bình than thở.
Ông Bình cũng nhấn mạnh sự điều chỉnh hợp lý của các doanh nghiệp sau khi giá xăng dầu biến động: “Trong thời điểm này, làm thế nào để các doanh nghiệp không lợi dụng việc này để tăng quá cao giá cước thì đòi hỏi cơ quan chức năng phải có tính toán và giám sát hợp lý. Có như vậy, hành khách đi xe mới không bị thiệt thòi.”
Ông Trần Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hoàn Cầu chuyên về vận tải hàng hóa thì nói việc tăng giá nhiên liệu ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động vận tải, nhất là vận tải đường dài vì phải “đội” thêm chi phí bù lỗ.
Theo ông Hoàn, hiện chi phí xăng dầu chiếm khoảng 40% trong giá thành vận tải hàng. Với mức tăng giá nhiên liệu mới đây phần lớn các công ty vận tải lớn có những hợp đồng vận chuyển lớn sẽ tăng cước vận tải từ đầu tháng 3, còn doanh nghiệp vận tải nhỏ sẽ tăng cước phí trong hôm nay hoặc ngày mai.
Tuy nhiên, với những người hành nghề lái xe ôm thì dù giá xăng tăng, việc tăng giá chạy xe không hề đơn giản.
Anh Tuân hành nghề xe ôm đã được 4 năm nay ở phố Đội Cấn. Tất cả mọi trang trải trong cuộc sống gia đình đều trông cả vào chiếc xe hai bánh này.
Anh bộc bạch: “Cái gì dễ tăng chứ xe ôm khó lên giá lắm. Nếu tăng giá khách sẽ không chịu đi, ai thông cảm thì cho thêm 1.000-2.000 đồng mỗi chuyến, còn không thì thôi. Mình không chạy với giá đó thì người khác cũng chạy, xe ôm bây giờ đông lắm.”
“Ngày trước chiếc xe chỉ 'uống' cỡ 35.000 tiền xăng là đủ để chạy suốt cả ngày, còn bây giờ để đầy bình xe thì phải gần gấp rưỡi chừng ấy tiền,” anh Tuân thở dài.
Trong khi các hãng vận tải đang “ngóng” chờ giá cước tăng thì họ chỉ còn cách tiết kiệm, cắt giảm chi phí là biện pháp để bù lỗ duy nhất./.
Tại Hà Nội, chỉ sau ít phút quyết định tăng giá xăng của Bộ Tài chính có hiệu lực, các doanh nghiệp taxi đã có các cuộc họp bàn khẩn cấp về việc điều chỉnh giá cước.
Ông Đào Tuấn, đại diện ban Giám đốc taxi Mai Linh chia sẻ: “Việc tăng giá xăng tới gần 3000 đồng/lít sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến giá cước.”
Theo ông Tuấn, chỉ tính riêng địa bàn Hà Nội, hiện công ty có gần 2000 đầu xe hoạt động, để giúp đỡ lái xe trong thời gian này, ngay trong sáng 24/2, công ty đã ban hành quyết định hỗ trợ bù lỗ cho lái xe tiền xăng phụ trội. Ngoài ra, công ty sẽ họp bàn xem xét nâng giá sao cho phù hợp, song cũng không thể cao quá 15% giá cước.
“Giá cước mới sẽ được công ty điều chỉnh áp dụng phù hợp trong 1-2 ngày tới,” ông Tuấn cho hay.
Ông Trương Quang Mẫn, phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Mai Linh cho rằng, xăng dầu là "máu" của Mai Linh cũng như các doanh nghiệp vận tải khác, nên các thông tin hay dự báo về giá xăng dầu luôn sát sườn doanh nghiệp. Vì thế, việc giá tăng lần này, hoặc tăng nữa là điều có thể lường trước.
“Mai Linh phải tính toán lại giá cước vận tải. Làm sao để khó khăn này được trang trải cho cả phía doanh nghiệp lẫn hành khách. Có điều, mức tăng như thế nào thì phải tính toán thật kỹ lưỡng. Nhưng trên nguyên tắc, không thể nhân cơ hội này để bắt chẹt hành khách, làm khổ dân cũng như ảnh hưởng đến uy tính doanh nghiệp," ông Mẫn nói.
Tăng giá cước là điều tất yếu, đó cũng là khẳng định của ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp Hội taxi Hà Nội. Ông Bình lý giải, xăng tăng thêm 3000 đồng, tương đương với gần 18% giá cũ. Mà trong vận tải, giá xăng cũng chiếm tới 30% giá cước, do đó, thời gian tới rất có thể các doanh nghiệp vận tải taxi sẽ điều chỉnh giá thêm từ 15 đến 20% giá cước thì mới đủ bù vào chi phí hoạt động.
“Với giá xăng hiên nay, nếu không tăng giá, một ngày doanh nghiệp (có khoảng 100 đầu xe) sẽ lỗ khoảng 6-10 triệu đồng. Doanh nghiệp nhiều xe sẽ lỗ nhiều hơn,” ông Bình than thở.
Ông Bình cũng nhấn mạnh sự điều chỉnh hợp lý của các doanh nghiệp sau khi giá xăng dầu biến động: “Trong thời điểm này, làm thế nào để các doanh nghiệp không lợi dụng việc này để tăng quá cao giá cước thì đòi hỏi cơ quan chức năng phải có tính toán và giám sát hợp lý. Có như vậy, hành khách đi xe mới không bị thiệt thòi.”
Ông Trần Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hoàn Cầu chuyên về vận tải hàng hóa thì nói việc tăng giá nhiên liệu ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động vận tải, nhất là vận tải đường dài vì phải “đội” thêm chi phí bù lỗ.
Theo ông Hoàn, hiện chi phí xăng dầu chiếm khoảng 40% trong giá thành vận tải hàng. Với mức tăng giá nhiên liệu mới đây phần lớn các công ty vận tải lớn có những hợp đồng vận chuyển lớn sẽ tăng cước vận tải từ đầu tháng 3, còn doanh nghiệp vận tải nhỏ sẽ tăng cước phí trong hôm nay hoặc ngày mai.
Tuy nhiên, với những người hành nghề lái xe ôm thì dù giá xăng tăng, việc tăng giá chạy xe không hề đơn giản.
Anh Tuân hành nghề xe ôm đã được 4 năm nay ở phố Đội Cấn. Tất cả mọi trang trải trong cuộc sống gia đình đều trông cả vào chiếc xe hai bánh này.
Anh bộc bạch: “Cái gì dễ tăng chứ xe ôm khó lên giá lắm. Nếu tăng giá khách sẽ không chịu đi, ai thông cảm thì cho thêm 1.000-2.000 đồng mỗi chuyến, còn không thì thôi. Mình không chạy với giá đó thì người khác cũng chạy, xe ôm bây giờ đông lắm.”
“Ngày trước chiếc xe chỉ 'uống' cỡ 35.000 tiền xăng là đủ để chạy suốt cả ngày, còn bây giờ để đầy bình xe thì phải gần gấp rưỡi chừng ấy tiền,” anh Tuân thở dài.
Trong khi các hãng vận tải đang “ngóng” chờ giá cước tăng thì họ chỉ còn cách tiết kiệm, cắt giảm chi phí là biện pháp để bù lỗ duy nhất./.
Huy Hùng (Vietnam+)