Chiều 16/4, đánh giá chung việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Theo đoàn giám sát, Nhà nước đã thực hiện ưu tiên đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ở mức cao (20% tổng chi ngân sách nhà nước), liên tục tăng và thuộc nhóm chi tăng cao nhất. Nhờ đó, năng lực đào tạo của cả hệ thống được tăng cường với mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phát triển rộng khắp, đa dạng về loại hình, cấp bậc và ngành nghề đào tạo.
Tính đến tháng 9/2009, cả nước có 412 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 77 trường ngoài công lập. Quy mô đào tạo không ngừng tăng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Bên cạnh đó, giáo dục đại học Việt Nam cũng tồn tại những hạn chế, bất cập. Đoàn giám sát cho rằng, chất lượng giáo dục đại học nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao. Trong khi quy mô đào tạo ở tất cả các bậc học và hệ đào tạo tăng nhanh thì các điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng đào tạo không theo kịp.
Đoàn giám sát đã đề xuất nhiều kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó, có việc sớm xây dựng Luật giáo dục đại học; sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định thực hiện Đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục đã được Quốc hội thông qua; rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học.
Góp ý vào Báo cáo giám sát, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và nhiều đại biểu đều cho rằng, “linh hồn” của giáo dục chính là vấn đề chất lượng. Báo cáo cần phân tích, nhận định để thấy được quan điểm coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng, Nhà nước hiện nay đã được nhận thức, thực hiện đến đâu, ở mức độ nào.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Đặng Vũ Minh, kết quả giáo dục đại học đã đảm bảo cung cấp nguồn lực cho đất nước; thể hiện sự nỗ lực hết sức to lớn của đội ngũ giảng dạy, quản lý và bản thân các em sinh viên. Việc mở thêm nhiều trường đã đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu học tập, nhất là của các em học sinh nghèo, khó khăn.
Ông Đặng Vũ Minh đề nghị cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng, lựa chọn địa điểm ký túc xá cho sinh viên, không chỉ giải quyết nhu cầu chỗ ở của trên 60% sinh viên mà còn là nơi giáo dục, vun đắp nhân cách, giúp sinh viên trưởng thành, yên tâm học tập.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cũng đồng tình, vấn đề cần ưu tiên số 1 là chất lượng của giáo dục đại học.
Bên cạnh những mặt được như phát triển tương đối nhanh các trường ngoài công lập; huy động được nguồn lực lớn, ODA được mở rộng; nguồn nhân lực đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề nổi lên trong giáo dục đại học hiện nay là quản lý giáo dục; chính sách xã hội hóa; chất lượng đào tạo; việc nâng cấp các trường.
Bà Trương Thị Mai đồng tình với đề xuất xóa bỏ cơ chế chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học; kiến nghị cần tập trung mạnh mẽ hơn vấn đề quản lý nhà nước với 1 bộ máy phù hợp cho tình trạng phân tán như hiện nay.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thừa nhận, quản lý giáo dục đại học hiện nay là vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tồn tại trong một thời gian dài những hạn chế về phương thức, công cụ quản lý; chưa làm rõ được thước đo chất lượng giáo dục đại học.
Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới bắt đầu yêu cầu các trường phải công bố chuẩn đầu ra; đặt vấn đề về nhận thức của người học và giáo viên về chất lượng đào tạo; yêu cầu chuẩn hóa đầu vào.
Phó Thủ tướng đồng tình, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cần đẩy mạnh giám sát; tăng cường công tác thẩm định; gắn bó chặt chẽ với thực tiễn./.
Theo đoàn giám sát, Nhà nước đã thực hiện ưu tiên đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ở mức cao (20% tổng chi ngân sách nhà nước), liên tục tăng và thuộc nhóm chi tăng cao nhất. Nhờ đó, năng lực đào tạo của cả hệ thống được tăng cường với mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phát triển rộng khắp, đa dạng về loại hình, cấp bậc và ngành nghề đào tạo.
Tính đến tháng 9/2009, cả nước có 412 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 77 trường ngoài công lập. Quy mô đào tạo không ngừng tăng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Bên cạnh đó, giáo dục đại học Việt Nam cũng tồn tại những hạn chế, bất cập. Đoàn giám sát cho rằng, chất lượng giáo dục đại học nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao. Trong khi quy mô đào tạo ở tất cả các bậc học và hệ đào tạo tăng nhanh thì các điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng đào tạo không theo kịp.
Đoàn giám sát đã đề xuất nhiều kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó, có việc sớm xây dựng Luật giáo dục đại học; sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định thực hiện Đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục đã được Quốc hội thông qua; rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học.
Góp ý vào Báo cáo giám sát, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và nhiều đại biểu đều cho rằng, “linh hồn” của giáo dục chính là vấn đề chất lượng. Báo cáo cần phân tích, nhận định để thấy được quan điểm coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng, Nhà nước hiện nay đã được nhận thức, thực hiện đến đâu, ở mức độ nào.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Đặng Vũ Minh, kết quả giáo dục đại học đã đảm bảo cung cấp nguồn lực cho đất nước; thể hiện sự nỗ lực hết sức to lớn của đội ngũ giảng dạy, quản lý và bản thân các em sinh viên. Việc mở thêm nhiều trường đã đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu học tập, nhất là của các em học sinh nghèo, khó khăn.
Ông Đặng Vũ Minh đề nghị cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng, lựa chọn địa điểm ký túc xá cho sinh viên, không chỉ giải quyết nhu cầu chỗ ở của trên 60% sinh viên mà còn là nơi giáo dục, vun đắp nhân cách, giúp sinh viên trưởng thành, yên tâm học tập.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cũng đồng tình, vấn đề cần ưu tiên số 1 là chất lượng của giáo dục đại học.
Bên cạnh những mặt được như phát triển tương đối nhanh các trường ngoài công lập; huy động được nguồn lực lớn, ODA được mở rộng; nguồn nhân lực đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề nổi lên trong giáo dục đại học hiện nay là quản lý giáo dục; chính sách xã hội hóa; chất lượng đào tạo; việc nâng cấp các trường.
Bà Trương Thị Mai đồng tình với đề xuất xóa bỏ cơ chế chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học; kiến nghị cần tập trung mạnh mẽ hơn vấn đề quản lý nhà nước với 1 bộ máy phù hợp cho tình trạng phân tán như hiện nay.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thừa nhận, quản lý giáo dục đại học hiện nay là vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tồn tại trong một thời gian dài những hạn chế về phương thức, công cụ quản lý; chưa làm rõ được thước đo chất lượng giáo dục đại học.
Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới bắt đầu yêu cầu các trường phải công bố chuẩn đầu ra; đặt vấn đề về nhận thức của người học và giáo viên về chất lượng đào tạo; yêu cầu chuẩn hóa đầu vào.
Phó Thủ tướng đồng tình, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cần đẩy mạnh giám sát; tăng cường công tác thẩm định; gắn bó chặt chẽ với thực tiễn./.
Thanh Hòa (Vietnam+)