Giới chuyên gia đánh giá rằng từ các dịch vụ spa đến phòng cầu nguyện dành cho người theo đạo Hồi tại các sân bay, ngành công nghiệp du lịch toàn cầu đang chuyển động để đón đầu xu thế "bùng nổ" nguồn khách du lịch người Hồi giáo, nhất là từ các quốc gia giàu tài nguyên dầu mỏ ở Trung Đông, dự kiến sẽ diễn ra trong thập niên tới.
Theo nghiên cứu của hai công ty chuyên về thị trường Hồi giáo là Crescentrating và DinarStandard, chi tiêu của khách du lịch Hồi giáo dự báo sẽ tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới và có thể đạt tới 192 tỷ USD/năm vào năm 2020, so với mức tương ứng 126 tỷ USD năm 2011.
Giám đốc điều hành Crescentrating, Fazal Bahardeen, nói rằng các quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi như Ai Cập, Malaysia và Indonesia là điểm đến yêu thích của du khách Hồi giáo, trong đó Malaysia là điểm số một về hút khách dù trong tháng Lễ ăn chay Ramadan. Tuy nhiên, các quốc gia khác cũng đang được khách du lịch Hồi giáo xem xét lựa chọn.
Mohammed Ali Alali, 23 tuổi, sinh viên ngành dầu khí đến từ Dammam (Arập Xêút) đã đến Malaysia để du lịch hưởng tuần trăng mật cùng vợ là sinh viên ngành y, 20 tuổi.
Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi ăn sáng tại một nhà hàng Arập ở thủ đô Kuala Lumpur, anh Mohammed Ali Alali đã nói về lý do chọn Malaysia cho kỳ nghỉ trăng mật là không cách Arập Xêút quá xa và chi phí thấp hơn so với đi du lịch châu Âu.
Bên cạnh đó, cùng là quốc gia Hồi giáo, Malaysia và Arập Xêút có phong cách ẩm thực tương tự nhau và dễ dàng tìm thấy nhà thờ Hồi giáo để đi lễ.
Điều tra cho thấy thực phẩm dành cho người theo đạo Hồi luôn sẵn sàng đứng đầu trong danh sách những yêu cầu khi đi du lịch của khách Hồi giáo.
Ông Fazal cho biết Thái Lan và Australia, đặc biệt là khu Bờ biển Vàng, đã tính tới yêu cầu của khách du lịch Hồi giáo để bổ sung vào dịch vụ của họ, như mở các phòng cầu nguyện tại sân bay và khách sạn, mở nhà hàng phục vụ đồ ăn Hồi giáo và thậm chí cả spa được điều chỉnh theo yêu cầu về mặt tôn giáo.
Website du lịch của bang Queensland nhấn mạnh: "Tại sao lại không cố gắng đến Bờ biển Vàng để hưởng tháng Lễ Ramadan dịu mát hơn năm nay," nhất là khi Australia vốn có truyền thống đón tiếp du khách Trung Đông.
Dù chỉ chiếm khoảng 3% tổng người Hồi giáo trên thế giới, nhưng các nước Vùng Vịnh đóng góp tới 37% tổng số chi tiêu của du khách theo đạo Hồi năm 2011.
Đơn vị thông tin kinh tế (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist của Anh hồi tháng Ba vừa qua đã công bố báo cáo rằng để đáp ứng nhu cầu du lịch của tổng cộng 1,8 tỷ người Hồi giáo, hàng loạt các ngành kinh doanh, từ tài chính đến thực phẩm Hồi giáo, đang đứng trước cơ hội lớn để mở rộng và phát triển./.
Theo nghiên cứu của hai công ty chuyên về thị trường Hồi giáo là Crescentrating và DinarStandard, chi tiêu của khách du lịch Hồi giáo dự báo sẽ tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới và có thể đạt tới 192 tỷ USD/năm vào năm 2020, so với mức tương ứng 126 tỷ USD năm 2011.
Giám đốc điều hành Crescentrating, Fazal Bahardeen, nói rằng các quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi như Ai Cập, Malaysia và Indonesia là điểm đến yêu thích của du khách Hồi giáo, trong đó Malaysia là điểm số một về hút khách dù trong tháng Lễ ăn chay Ramadan. Tuy nhiên, các quốc gia khác cũng đang được khách du lịch Hồi giáo xem xét lựa chọn.
Mohammed Ali Alali, 23 tuổi, sinh viên ngành dầu khí đến từ Dammam (Arập Xêút) đã đến Malaysia để du lịch hưởng tuần trăng mật cùng vợ là sinh viên ngành y, 20 tuổi.
Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi ăn sáng tại một nhà hàng Arập ở thủ đô Kuala Lumpur, anh Mohammed Ali Alali đã nói về lý do chọn Malaysia cho kỳ nghỉ trăng mật là không cách Arập Xêút quá xa và chi phí thấp hơn so với đi du lịch châu Âu.
Bên cạnh đó, cùng là quốc gia Hồi giáo, Malaysia và Arập Xêút có phong cách ẩm thực tương tự nhau và dễ dàng tìm thấy nhà thờ Hồi giáo để đi lễ.
Điều tra cho thấy thực phẩm dành cho người theo đạo Hồi luôn sẵn sàng đứng đầu trong danh sách những yêu cầu khi đi du lịch của khách Hồi giáo.
Ông Fazal cho biết Thái Lan và Australia, đặc biệt là khu Bờ biển Vàng, đã tính tới yêu cầu của khách du lịch Hồi giáo để bổ sung vào dịch vụ của họ, như mở các phòng cầu nguyện tại sân bay và khách sạn, mở nhà hàng phục vụ đồ ăn Hồi giáo và thậm chí cả spa được điều chỉnh theo yêu cầu về mặt tôn giáo.
Website du lịch của bang Queensland nhấn mạnh: "Tại sao lại không cố gắng đến Bờ biển Vàng để hưởng tháng Lễ Ramadan dịu mát hơn năm nay," nhất là khi Australia vốn có truyền thống đón tiếp du khách Trung Đông.
Dù chỉ chiếm khoảng 3% tổng người Hồi giáo trên thế giới, nhưng các nước Vùng Vịnh đóng góp tới 37% tổng số chi tiêu của du khách theo đạo Hồi năm 2011.
Đơn vị thông tin kinh tế (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist của Anh hồi tháng Ba vừa qua đã công bố báo cáo rằng để đáp ứng nhu cầu du lịch của tổng cộng 1,8 tỷ người Hồi giáo, hàng loạt các ngành kinh doanh, từ tài chính đến thực phẩm Hồi giáo, đang đứng trước cơ hội lớn để mở rộng và phát triển./.
Trang Nhung (TTXVN)