Nhân một chuyến đi công tác, chúng tôi có dịp được tham dự Tết cổ truyền Quý Tỵ với bà con lao động người Việt tại Vitré, cách thủ đô Paris, Pháp khoảng hơn 300km.
Họ là những người sang Pháp lao động theo chương trình hợp tác từ năm 2002, trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thịt gia súc, gia cầm.
Không khí vào những ngày giáp Tết âm lịch của bà con lao động nơi đây thật đầm ấm. Tất cả đón tiếp chúng tôi trong sự nồng ấm và tình cảm như những người thân trong gia đình đi vắng lâu ngày trở nay được trở về xum họp.
Khác với mọi năm, Tết năm nay được tổ chức tại nhà anh Lê Anh Tuấn và chị Ngô Thị Nguyệt, một trong những gia đình sang Pháp sớm nhất theo chương trình hợp tác lao động.
Những cuộc hội ngộ như thế này cũng là dịp để những người lao động quanh năm vất vả có thể ngồi lại bên nhau ôn lại những kỷ niệm, tận hưởng một cái Tết ấm áp và được sống với một không khí rất “quê” nơi đất khách, làm vơi đi nỗi nhớ nhà.
Đến tham dự Tết với các bạn ở “làng” Vitré, chúng tôi không chỉ được thưởng thức những món ăn cổ truyền của dân tộc mà còn được chứng kiến các bạn tổ chức Tết.
“Bật mí” với phóng viên TTXVN tại Pháp về những kỹ thuật làm giò, anh Lê Anh Tuấn cho biết, công thức gói giò về cơ bản cũng giống như ở Việt Nam nhưng ở quê nhà có đầy đủ lá chuối, lạt và một số thứ “phụ tùng” khác nên nhìn cái giò đẹp và “chuẩn” hơn. Bên này, lá chuối rất ít, phải mua từ những chợ châu Á ở Paris hoặc gửi từ Việt Nam sang.
Theo anh Tuấn để có giò ngon, ngay từ khâu chế biến thịt đã phải rất chú ý không được để thịt bị giập nát, thịt phải thật tươi. Ngay cả lúc xay thịt tốc độ xay không quá nhanh, không quá chậm, không để thời gian quá lâu và lúc gói –cho thịt vào khuôn cũng phải đảm bảo đủ độ chặt cần thiết.
Bác Kim Bùi Thái, một trong những người nhiều tuổi nhất ở đây, không giấu nổi vui mừng và cảm xúc của mình khi được cùng lớp thanh niên con cháu mình chuẩn bị cho Tết. Bác luôn mong muốn và khuyến khích các thế hệ con cháu gói bánh chưng để nhớ về cội nguồn mỗi khi Tết đến Xuân về. Đây là một phong tục, một nét đẹp riêng biệt của văn hóa Việt Nam cần được các thế hệ con cháu gìn giữ và phát huy./.
Họ là những người sang Pháp lao động theo chương trình hợp tác từ năm 2002, trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thịt gia súc, gia cầm.
Không khí vào những ngày giáp Tết âm lịch của bà con lao động nơi đây thật đầm ấm. Tất cả đón tiếp chúng tôi trong sự nồng ấm và tình cảm như những người thân trong gia đình đi vắng lâu ngày trở nay được trở về xum họp.
Khác với mọi năm, Tết năm nay được tổ chức tại nhà anh Lê Anh Tuấn và chị Ngô Thị Nguyệt, một trong những gia đình sang Pháp sớm nhất theo chương trình hợp tác lao động.
Những cuộc hội ngộ như thế này cũng là dịp để những người lao động quanh năm vất vả có thể ngồi lại bên nhau ôn lại những kỷ niệm, tận hưởng một cái Tết ấm áp và được sống với một không khí rất “quê” nơi đất khách, làm vơi đi nỗi nhớ nhà.
Đến tham dự Tết với các bạn ở “làng” Vitré, chúng tôi không chỉ được thưởng thức những món ăn cổ truyền của dân tộc mà còn được chứng kiến các bạn tổ chức Tết.
“Bật mí” với phóng viên TTXVN tại Pháp về những kỹ thuật làm giò, anh Lê Anh Tuấn cho biết, công thức gói giò về cơ bản cũng giống như ở Việt Nam nhưng ở quê nhà có đầy đủ lá chuối, lạt và một số thứ “phụ tùng” khác nên nhìn cái giò đẹp và “chuẩn” hơn. Bên này, lá chuối rất ít, phải mua từ những chợ châu Á ở Paris hoặc gửi từ Việt Nam sang.
Theo anh Tuấn để có giò ngon, ngay từ khâu chế biến thịt đã phải rất chú ý không được để thịt bị giập nát, thịt phải thật tươi. Ngay cả lúc xay thịt tốc độ xay không quá nhanh, không quá chậm, không để thời gian quá lâu và lúc gói –cho thịt vào khuôn cũng phải đảm bảo đủ độ chặt cần thiết.
Bác Kim Bùi Thái, một trong những người nhiều tuổi nhất ở đây, không giấu nổi vui mừng và cảm xúc của mình khi được cùng lớp thanh niên con cháu mình chuẩn bị cho Tết. Bác luôn mong muốn và khuyến khích các thế hệ con cháu gói bánh chưng để nhớ về cội nguồn mỗi khi Tết đến Xuân về. Đây là một phong tục, một nét đẹp riêng biệt của văn hóa Việt Nam cần được các thế hệ con cháu gìn giữ và phát huy./.
Lê Hà-Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)