Khi còn ở Việt Nam mỗi lần nghe thấy báo chí nói Mẫu Sơn, Lạng Sơn, Sa Pa có tuyết rơi tôi lại háo hức. Ước gì mình được một lần đến đó để xem tuyết rơi.
Vậy mà đã hai tháng 14 ngày trôi qua, trên mảnh đất đâu đâu cũng thấy tuyết của xứ sở Bạch dương này, tôi thấy thời gian trôi đi thật chậm chạp.
Lúc này đứng ở đại lộ Hevcki, thành phố Saint Peterburg của nước Nga xa xôi, ngửa mặt cho những bông tuyết rơi xuống đậu trên bờ vai, bám vào đầy tóc, tôi lại thấy nhớ quê hương, nhớ người thân da diết.
Nhớ những ngày mùa đông, trời mưa phùn gió Bấc, cả gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa cùng sưởi ấm, khuôn mặt ai cũng hồng lên vì nứt nẻ.
Ở Việt Nam, bây giờ đang là những ngày cuối cùng của tháng Chạp. Sắp đến Tết rồi!. Có lẽ ở nhà không khí ngày Tết đã rộn ràng khắp nơi nơi.
Ngày Tết, bố bao giờ cũng mua một cây quất đầy quả vàng với lộc xanh mỡ màng, đặt ngay vị trí trang trọng nhất trong nhà để chuẩn bị đón Tết.
Trong ngõ, trẻ em xúng xính trong những bộ quần áo mới. Ngoài chợ, đông vui rộn rã hơn, hàng quán bày bán la liệt, nào hoa tươi, nào bánh kẹo, những xấp vàng mã, những lá trầu xanh…
Trong lòng tôi bỗng thấy rạo rực tưng bừng những tiếng pháo nổ vang trên nền trời trong đêm Giao thừa. Năm nào, lũ chúng tôi cũng kéo nhau đi viếng chùa. Đúng 12 giờ đêm, thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tiếng chuông chùa ngân lên. Ai cũng thành tâm cúi đầu cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với mình và những người thân trong năm mới, xin những cành lộc về trân trọng để lên bàn thờ tổ tiên.
Rồi cùng bạn bè đi từng nhà chúc Tết đầu năm. Nhớ những tiếng cười sảng khoái, những xấp lì xì màu đỏ tươi tượng trưng cho niềm vui và hạnh phúc cứ cho đi rồi lại được nhận về.
Nhớ ngày đầu tiên của năm mới với hương lá mùi thơm ngai ngái trong chậu nước rửa mặt, nhớ bữa cơm cả gia đình quây quần sum tụ…
Bỗng thấy rùng mình vì lạnh. Cái giá băng của tuyết thấm vào đôi bàn chân, kéo người con xa xứ trở về thực tại. Bất giác, tôi chợt thấy tuyết trước mắt mình như hóa một màu xanh, cái màu xanh của bánh chưng, thứ bánh đặc trưng của những tâm hồn Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Ở đây, nhóm những sinh viên Việt Nam chúng tôi cũng cùng nhau tổ chức đón Tết để vơi đi nỗi nhớ quê hương. Từng người được giao nhiệm vụ cụ thể. Tất cả sẽ làm nên một cái Tết Nguyên đán đậm chất dân tộc ở giữa trời Nga xa xôi.
Tôi được giao nhiệm vụ làm cành mai. Bây giờ là mùa đông, tất cả các cây chỉ trơ trọi độc cành, không có một chồi búp hay lá nào có thể tồn tại được giữa trời tuyết nên tôi chỉ có thể chọn cành khô có dáng đẹp một chút.
Công việc tiếp theo là tạo ra những nụ và hoa mai. Từ bông gòn, tôi ngồi tỉ mẩn quấn lại tạo dáng các nụ hoa rồi lấy bút dạ phủ lên màu xanh. Lá xanh và hoa vàng thì được tạo ra từ những nét cắt trên giấy trắng, dùng bút bi để tạo đường gân của lá và nhụy hoa, sau đó cũng tô màu cho lá và hoa bằng bút dạ. Cuối cùng chỉ còn việc gắn hoa, lá và nụ lên cành.
Cành mai của chúng tôi đơn giản là thế, nhưng nó cũng góp phần tạo nên hương vị của ngày Tết thêm ấm cúng.
Công việc mua đỗ xanh và gạo nếp cũng không kém phần quan trọng. Ở đây có những khu chợ của người Việt nên mua đồ từ Việt Nam không quá khó. Tuy nhiên, vào dịp Tết, nhất là năm nay, ngày cuối năm rơi đúng vào thứ Bảy, Chủ nhật nên người thì về gia đình đón Tết, người tranh thủ đi thăm bà con, bạn bè, các cửa hàng không mở cửa thường xuyên.
Thế nên, có khi, chúng tôi phải đi vài lần mới gặp được người bán. Đỗ xanh tính ra tiền Việt Nam khoảng 150.000 đồng/kg, gạo nếp khoảng 100.000 đồng/kg.
Trong tất cả những thức cần thiết cho một cái Tết Việt trên đất Nga thì lá dong là mặt hàng đặc biệt quý hiếm, chỉ mấy ngày Tết mới có, nên phải đặt hàng từ sớm và rất đắt. Mỗi lá dong có giá khoảng 50.000 đồng.
Bên cạnh bánh chưng, cả nhóm còn làm những món ăn đậm chất Việt Nam để đón giao thừa, đó là gà luộc, xôi đậu xanh, giò thủ, giò nạc và thịt kho đông.
Giấy tiền vàng cũng được chúng tôi đặt hàng tại chợ người Việt để tiễn năm cũ đi qua và đón năm mới đến.
Tất cả gói gọn trong một mâm cơm đặc biệt để chào đón năm mới. Mười bốn người con xa xứ ngồi quây quần bên nhau cùng hát vang bài hát “Việt Nam, quê hương tôi”, cùng đón Xuân Nhâm Thìn vui tươi và hạnh phúc, mặc cho những giọt nước mắt cứ lặng lẽ chảy dài…/.
Vậy mà đã hai tháng 14 ngày trôi qua, trên mảnh đất đâu đâu cũng thấy tuyết của xứ sở Bạch dương này, tôi thấy thời gian trôi đi thật chậm chạp.
Lúc này đứng ở đại lộ Hevcki, thành phố Saint Peterburg của nước Nga xa xôi, ngửa mặt cho những bông tuyết rơi xuống đậu trên bờ vai, bám vào đầy tóc, tôi lại thấy nhớ quê hương, nhớ người thân da diết.
Nhớ những ngày mùa đông, trời mưa phùn gió Bấc, cả gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa cùng sưởi ấm, khuôn mặt ai cũng hồng lên vì nứt nẻ.
Ở Việt Nam, bây giờ đang là những ngày cuối cùng của tháng Chạp. Sắp đến Tết rồi!. Có lẽ ở nhà không khí ngày Tết đã rộn ràng khắp nơi nơi.
Ngày Tết, bố bao giờ cũng mua một cây quất đầy quả vàng với lộc xanh mỡ màng, đặt ngay vị trí trang trọng nhất trong nhà để chuẩn bị đón Tết.
Trong ngõ, trẻ em xúng xính trong những bộ quần áo mới. Ngoài chợ, đông vui rộn rã hơn, hàng quán bày bán la liệt, nào hoa tươi, nào bánh kẹo, những xấp vàng mã, những lá trầu xanh…
Trong lòng tôi bỗng thấy rạo rực tưng bừng những tiếng pháo nổ vang trên nền trời trong đêm Giao thừa. Năm nào, lũ chúng tôi cũng kéo nhau đi viếng chùa. Đúng 12 giờ đêm, thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tiếng chuông chùa ngân lên. Ai cũng thành tâm cúi đầu cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với mình và những người thân trong năm mới, xin những cành lộc về trân trọng để lên bàn thờ tổ tiên.
Rồi cùng bạn bè đi từng nhà chúc Tết đầu năm. Nhớ những tiếng cười sảng khoái, những xấp lì xì màu đỏ tươi tượng trưng cho niềm vui và hạnh phúc cứ cho đi rồi lại được nhận về.
Nhớ ngày đầu tiên của năm mới với hương lá mùi thơm ngai ngái trong chậu nước rửa mặt, nhớ bữa cơm cả gia đình quây quần sum tụ…
Bỗng thấy rùng mình vì lạnh. Cái giá băng của tuyết thấm vào đôi bàn chân, kéo người con xa xứ trở về thực tại. Bất giác, tôi chợt thấy tuyết trước mắt mình như hóa một màu xanh, cái màu xanh của bánh chưng, thứ bánh đặc trưng của những tâm hồn Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Ở đây, nhóm những sinh viên Việt Nam chúng tôi cũng cùng nhau tổ chức đón Tết để vơi đi nỗi nhớ quê hương. Từng người được giao nhiệm vụ cụ thể. Tất cả sẽ làm nên một cái Tết Nguyên đán đậm chất dân tộc ở giữa trời Nga xa xôi.
Tôi được giao nhiệm vụ làm cành mai. Bây giờ là mùa đông, tất cả các cây chỉ trơ trọi độc cành, không có một chồi búp hay lá nào có thể tồn tại được giữa trời tuyết nên tôi chỉ có thể chọn cành khô có dáng đẹp một chút.
Công việc tiếp theo là tạo ra những nụ và hoa mai. Từ bông gòn, tôi ngồi tỉ mẩn quấn lại tạo dáng các nụ hoa rồi lấy bút dạ phủ lên màu xanh. Lá xanh và hoa vàng thì được tạo ra từ những nét cắt trên giấy trắng, dùng bút bi để tạo đường gân của lá và nhụy hoa, sau đó cũng tô màu cho lá và hoa bằng bút dạ. Cuối cùng chỉ còn việc gắn hoa, lá và nụ lên cành.
Cành mai của chúng tôi đơn giản là thế, nhưng nó cũng góp phần tạo nên hương vị của ngày Tết thêm ấm cúng.
Công việc mua đỗ xanh và gạo nếp cũng không kém phần quan trọng. Ở đây có những khu chợ của người Việt nên mua đồ từ Việt Nam không quá khó. Tuy nhiên, vào dịp Tết, nhất là năm nay, ngày cuối năm rơi đúng vào thứ Bảy, Chủ nhật nên người thì về gia đình đón Tết, người tranh thủ đi thăm bà con, bạn bè, các cửa hàng không mở cửa thường xuyên.
Thế nên, có khi, chúng tôi phải đi vài lần mới gặp được người bán. Đỗ xanh tính ra tiền Việt Nam khoảng 150.000 đồng/kg, gạo nếp khoảng 100.000 đồng/kg.
Trong tất cả những thức cần thiết cho một cái Tết Việt trên đất Nga thì lá dong là mặt hàng đặc biệt quý hiếm, chỉ mấy ngày Tết mới có, nên phải đặt hàng từ sớm và rất đắt. Mỗi lá dong có giá khoảng 50.000 đồng.
Bên cạnh bánh chưng, cả nhóm còn làm những món ăn đậm chất Việt Nam để đón giao thừa, đó là gà luộc, xôi đậu xanh, giò thủ, giò nạc và thịt kho đông.
Giấy tiền vàng cũng được chúng tôi đặt hàng tại chợ người Việt để tiễn năm cũ đi qua và đón năm mới đến.
Tất cả gói gọn trong một mâm cơm đặc biệt để chào đón năm mới. Mười bốn người con xa xứ ngồi quây quần bên nhau cùng hát vang bài hát “Việt Nam, quê hương tôi”, cùng đón Xuân Nhâm Thìn vui tươi và hạnh phúc, mặc cho những giọt nước mắt cứ lặng lẽ chảy dài…/.
Xuân Hương (Gửi từ Saint Peterburg/Vietnam+)