Thời buổi lạm phát, kinh tế còn gặp khó khăn đã khiến cho không ít những kế hoạch sắm Tết chơi xuân của người dân bị thay đổi.
Cụ thể như trường hợp của anh Trường (Giải Phóng, Hà Nội), chiếc xe Kia Morning của anh đã bị xây xước và anh rất muốn tân trang, làm đẹp lại ôtô để chơi Tết. Thế nhưng, khi đưa ôtô vào gara, người thợ nói dạo này giá sơn tăng, chiếc xe của anh chỉ sơn quây lại cho đẹp đã hết ngót 15 triệu đồng khiến anh Trường giật nảy mình.
Trong lúc khó kiếm tiền mà các khoản sắm Tết lại mất nhiều, đắn đo một hồi, anh Trường đã quyết định ra về với chiếc xe còn chằng chịt những vết xước.
Nếu như anh Trường chỉ phải dừng lại ở khoản chi tiêu lớn thì đa số những người dân khác còn phải cân nhắc ngay trong những việc sắm sửa mặt hàng bình dân nhất.
Chị Kim ở Yên Phụ, Hà Nội, nhân viên marketing của một công ty phân phối sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cho biết, mọi năm chị đi sắm Tết cứ như bắt được tiền, thích gì mua đấy. Năm nay, do kinh tế khó khăn, lương thưởng Tết của chị giảm quá nửa so với năm trước, túi tiền vơi nên đi chợ chị trả giá từng đồng cho các mặt hàng.
Bên cạnh đó, chị Kim còn phải cắt giảm một số khoản chi tiêu. Ví như, hàng năm Tết đến chị đều đi mua quần áo mới cho cả gia đình nhưng năm nay chị chỉ mua một bộ cho con đang học lớp một. Chị Kim giải thích rằng, quần áo của mọi người trong gia đình chị đều đẹp và tốt cả, không nhất thiết phải mua thêm cho lãng phí.
Hay như năm trước, đồ ăn như bánh chưng, giò, chả... lẫn bánh kẹo, chị đều mua rất nhiều, mỗi mâm cơm đến hơn chục món, mọi người phải ép nhau ăn, nhiều đồ ăn đến quá rằm vẫn chưa hết. Còn năm nay, chị tính chỉ mua số lượng vừa đủ cho ba ngày Tết và giới hạn trong năm, sáu món ăn cơ bản.
"Kinh tế khó khăn khổ thật nhưng lại luyện được cho mình tính tiết kiệm," chị Kim thoáng cười buồn.
Bên cạnh việc tăng cường tiết kiệm, dịp Tết năm nay, không ít người đã hướng tới những mặt hàng có giá trị sử dụng thiết thực hơn để làm quà Tết.
Ví như chị Vân ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội cho biết, mọi năm chị thường mua bánh kẹo, giỏ quà để chúc Tết anh em, họ hàng. Còn năm nay, chị chuyển sang nấm hương, hạt nêm và nước mắm.
Giải thích cho sự lựa chọn này, chị Vân nói: “Kẹo bánh, giỏ quà thì đẹp thật nhưng rồi cũng để ê hề chả mấy người ăn mà lại đắt đỏ, lãng phí lắm. Những người thân thiết, không cần khách sáo thì mình mua những đồ mà họ cần dùng hàng ngày. Tuy không đẹp mắt nhưng nó lại có giá trị sử dụng thiết thực hơn. Lương thưởng đã ít, mua sắm cũng phải tính toán.”
Cũng bởi chuyện lương thưởng ít, chi phí sinh hoạt cao nên không ít những người ở quê đi làm ăn xa đã phải chọn giải pháp là đón Tết nơi tha hương.
Anh Thắng quê Bà Rịa-Vũng Tàu, ra Hà Nội để làm công nhân cho một công ty bánh kẹo. Lương tháng của anh chỉ được hơn hai triệu đồng, chi tiêu sinh hoạt và trả tiền thuê nhà xong là hết. Bởi vậy, Tết đến anh chỉ trông chờ vào tháng lương thứ 13 và tiền thưởng để có một khoản về quê.
Tuy nhiên, năm nay, kinh tế khó khăn, công ty cắt tháng lương 13, chỉ có vài trăm tiền thưởng, trong khi nguyên vé xe ôtô tính cả lúc đi và về đã hơn hai triệu đồng, anh không còn đủ tiền mua quà Tết.
“Dù chẳng ai bắt nhưng mình đã trưởng thành và đi làm xa, khi về nhà cần phải có quà cho mọi người huống chi là dịp Tết nhưng tiền đi lại còn chả đủ nói chi chuyện mua quà. Thôi thì năm nay mình đành ở lại ngoài này, sang năm nếu tình hình kinh tế khá hơn sẽ về quê ăn Tết sau vậy,” anh Thắng tâm sự.
Không chỉ những người ở xa như anh Thắng mới không về được để ăn Tết cùng gia đình, ngay cả những người chỉ cách Hà Nội chưa đầy trăm cây số cũng chọn giải pháp này.
Đó là trường hợp của anh Hùng ở Tân Yên, Bắc Giang. Anh Hùng đang là thợ sửa chữa ôtô cho một gara ở Hà Nội. Lương mỗi tháng của anh được hơn ba triệu, chi trả tiền nhà trọ và sinh hoạt xong anh cũng chẳng để dành được bao nhiêu.
Bố mẹ anh đều làm nông nghiệp, ngoài thu hoạch lúa và năm hai vụ lợn thì chẳng có nguồn thu nhập nào khác. Nhà anh ít ruộng nên thóc gạo làm ra cũng chỉ đủ cho gia đình dùng và thi thoảng gửi lên Hà Nội cho anh. Chút tiền bèo bọt dành dụm được từ tiền lương của anh cũng hỗ trợ cho bố mẹ được một phần.
Nhưng dịp này, bố mẹ anh phải đi Tết nhiều anh em, họ hàng, trong khi giá cả bánh kẹo, thực phẩm, cái gì cũng cao, nếu không có khoản tiền nhỏ nhoi của anh hỗ trợ thì bố mẹ cũng chẳng biết sẽ xoay vào đâu.
Tết này, công ty anh chỉ thưởng cho mỗi nhân viên một két bia và 200.000 đồng. Muốn có tiền gửi về biếu bố mẹ ăn Tết, anh Hùng đã tình nguyện xin ở lại trực ba ngày Tết để nhận được số tiền lên gấp 3 lần.
Trực Tết và ứng trước lương để gửi tiền về nhà cho gia đình ăn Tết, anh Hùng vui vì đỡ đần được phần nào bố mẹ nhưng anh cũng khắc khoải lo. Thiếu anh chẳng có ai quét vôi nhà cho bố mẹ đón năm mới và hơn nữa, ra Giêng anh sẽ sống ra sao khi lương tháng đó đã ứng trước?
Câu chuyện của anh Hùng cũng là cảnh ngộ chung của rất nhiều người dân lao động nhưng trước thời buổi lạm phát, kinh tế khó khăn.
Tết đến xuân về, không khí rộn rã với mai, đào trên phố nhưng đâu đó vẫn còn khắc khoải những nỗi niềm./.
Cụ thể như trường hợp của anh Trường (Giải Phóng, Hà Nội), chiếc xe Kia Morning của anh đã bị xây xước và anh rất muốn tân trang, làm đẹp lại ôtô để chơi Tết. Thế nhưng, khi đưa ôtô vào gara, người thợ nói dạo này giá sơn tăng, chiếc xe của anh chỉ sơn quây lại cho đẹp đã hết ngót 15 triệu đồng khiến anh Trường giật nảy mình.
Trong lúc khó kiếm tiền mà các khoản sắm Tết lại mất nhiều, đắn đo một hồi, anh Trường đã quyết định ra về với chiếc xe còn chằng chịt những vết xước.
Nếu như anh Trường chỉ phải dừng lại ở khoản chi tiêu lớn thì đa số những người dân khác còn phải cân nhắc ngay trong những việc sắm sửa mặt hàng bình dân nhất.
Chị Kim ở Yên Phụ, Hà Nội, nhân viên marketing của một công ty phân phối sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cho biết, mọi năm chị đi sắm Tết cứ như bắt được tiền, thích gì mua đấy. Năm nay, do kinh tế khó khăn, lương thưởng Tết của chị giảm quá nửa so với năm trước, túi tiền vơi nên đi chợ chị trả giá từng đồng cho các mặt hàng.
Bên cạnh đó, chị Kim còn phải cắt giảm một số khoản chi tiêu. Ví như, hàng năm Tết đến chị đều đi mua quần áo mới cho cả gia đình nhưng năm nay chị chỉ mua một bộ cho con đang học lớp một. Chị Kim giải thích rằng, quần áo của mọi người trong gia đình chị đều đẹp và tốt cả, không nhất thiết phải mua thêm cho lãng phí.
Hay như năm trước, đồ ăn như bánh chưng, giò, chả... lẫn bánh kẹo, chị đều mua rất nhiều, mỗi mâm cơm đến hơn chục món, mọi người phải ép nhau ăn, nhiều đồ ăn đến quá rằm vẫn chưa hết. Còn năm nay, chị tính chỉ mua số lượng vừa đủ cho ba ngày Tết và giới hạn trong năm, sáu món ăn cơ bản.
"Kinh tế khó khăn khổ thật nhưng lại luyện được cho mình tính tiết kiệm," chị Kim thoáng cười buồn.
Bên cạnh việc tăng cường tiết kiệm, dịp Tết năm nay, không ít người đã hướng tới những mặt hàng có giá trị sử dụng thiết thực hơn để làm quà Tết.
Ví như chị Vân ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội cho biết, mọi năm chị thường mua bánh kẹo, giỏ quà để chúc Tết anh em, họ hàng. Còn năm nay, chị chuyển sang nấm hương, hạt nêm và nước mắm.
Giải thích cho sự lựa chọn này, chị Vân nói: “Kẹo bánh, giỏ quà thì đẹp thật nhưng rồi cũng để ê hề chả mấy người ăn mà lại đắt đỏ, lãng phí lắm. Những người thân thiết, không cần khách sáo thì mình mua những đồ mà họ cần dùng hàng ngày. Tuy không đẹp mắt nhưng nó lại có giá trị sử dụng thiết thực hơn. Lương thưởng đã ít, mua sắm cũng phải tính toán.”
Cũng bởi chuyện lương thưởng ít, chi phí sinh hoạt cao nên không ít những người ở quê đi làm ăn xa đã phải chọn giải pháp là đón Tết nơi tha hương.
Anh Thắng quê Bà Rịa-Vũng Tàu, ra Hà Nội để làm công nhân cho một công ty bánh kẹo. Lương tháng của anh chỉ được hơn hai triệu đồng, chi tiêu sinh hoạt và trả tiền thuê nhà xong là hết. Bởi vậy, Tết đến anh chỉ trông chờ vào tháng lương thứ 13 và tiền thưởng để có một khoản về quê.
Tuy nhiên, năm nay, kinh tế khó khăn, công ty cắt tháng lương 13, chỉ có vài trăm tiền thưởng, trong khi nguyên vé xe ôtô tính cả lúc đi và về đã hơn hai triệu đồng, anh không còn đủ tiền mua quà Tết.
“Dù chẳng ai bắt nhưng mình đã trưởng thành và đi làm xa, khi về nhà cần phải có quà cho mọi người huống chi là dịp Tết nhưng tiền đi lại còn chả đủ nói chi chuyện mua quà. Thôi thì năm nay mình đành ở lại ngoài này, sang năm nếu tình hình kinh tế khá hơn sẽ về quê ăn Tết sau vậy,” anh Thắng tâm sự.
Không chỉ những người ở xa như anh Thắng mới không về được để ăn Tết cùng gia đình, ngay cả những người chỉ cách Hà Nội chưa đầy trăm cây số cũng chọn giải pháp này.
Đó là trường hợp của anh Hùng ở Tân Yên, Bắc Giang. Anh Hùng đang là thợ sửa chữa ôtô cho một gara ở Hà Nội. Lương mỗi tháng của anh được hơn ba triệu, chi trả tiền nhà trọ và sinh hoạt xong anh cũng chẳng để dành được bao nhiêu.
Bố mẹ anh đều làm nông nghiệp, ngoài thu hoạch lúa và năm hai vụ lợn thì chẳng có nguồn thu nhập nào khác. Nhà anh ít ruộng nên thóc gạo làm ra cũng chỉ đủ cho gia đình dùng và thi thoảng gửi lên Hà Nội cho anh. Chút tiền bèo bọt dành dụm được từ tiền lương của anh cũng hỗ trợ cho bố mẹ được một phần.
Nhưng dịp này, bố mẹ anh phải đi Tết nhiều anh em, họ hàng, trong khi giá cả bánh kẹo, thực phẩm, cái gì cũng cao, nếu không có khoản tiền nhỏ nhoi của anh hỗ trợ thì bố mẹ cũng chẳng biết sẽ xoay vào đâu.
Tết này, công ty anh chỉ thưởng cho mỗi nhân viên một két bia và 200.000 đồng. Muốn có tiền gửi về biếu bố mẹ ăn Tết, anh Hùng đã tình nguyện xin ở lại trực ba ngày Tết để nhận được số tiền lên gấp 3 lần.
Trực Tết và ứng trước lương để gửi tiền về nhà cho gia đình ăn Tết, anh Hùng vui vì đỡ đần được phần nào bố mẹ nhưng anh cũng khắc khoải lo. Thiếu anh chẳng có ai quét vôi nhà cho bố mẹ đón năm mới và hơn nữa, ra Giêng anh sẽ sống ra sao khi lương tháng đó đã ứng trước?
Câu chuyện của anh Hùng cũng là cảnh ngộ chung của rất nhiều người dân lao động nhưng trước thời buổi lạm phát, kinh tế khó khăn.
Tết đến xuân về, không khí rộn rã với mai, đào trên phố nhưng đâu đó vẫn còn khắc khoải những nỗi niềm./.
Thiên Linh (Vietnam+)