Theo ngành thủy sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng vừa xuất 16.000 tấn cá tra, nâng tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay đạt 237.000 tấn, trị giá 616 triệu USD, giảm 6% so cùng kỳ năm 2012.
Thị trường tiêu thụ mạnh nhất là các nước và vùng lãnh thổ EU, ASEAN, Mỹ, Nhật, Mexico, Brazil, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc).
5 tháng đầu năm nay, cá tra xuất khẩu giảm về giá và số lượng tại nhiều thị trường truyền thống. Các tỉnh đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ ASEAN, Brazil, Singapore , Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) có nhu cầu tăng. Nhờ đó số lượng và giá trị đạt tại các thị trường nói trên tăng cao.
Các tỉnh đã đưa 5.700 ha mặt nước vào nuôi cá tra và đã cung ứng cho các nhà máy 390.000 tấn cá tra nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Cộng với số lượng cá tra đã chế biến chuẩn bị sẵn của các doanh nghiệp, các nhà máy không bị thiếu nguyên liệu. Nhờ đó lượng cá tra xuất khẩu không giảm mạnh như dự kiến.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn khó khăn vì giá thành sản xuất vẫn còn thấp hơn giá bán ra. Người nuôi vẫn còn lỗ ít nhất 1.000 đồng/kg.
Một bộ phận người nuôi không có khả năng tái sản xuất do thua lỗ kéo dài và gặp khó tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng, dù ngân hàng đã giảm lãi suất. Với tình hình này, trong thời gian tới việc nuôi cá tra có thể tiếp tục bị thu hẹp về quy mô, diện tích./.
Thị trường tiêu thụ mạnh nhất là các nước và vùng lãnh thổ EU, ASEAN, Mỹ, Nhật, Mexico, Brazil, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc).
5 tháng đầu năm nay, cá tra xuất khẩu giảm về giá và số lượng tại nhiều thị trường truyền thống. Các tỉnh đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ ASEAN, Brazil, Singapore , Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) có nhu cầu tăng. Nhờ đó số lượng và giá trị đạt tại các thị trường nói trên tăng cao.
Các tỉnh đã đưa 5.700 ha mặt nước vào nuôi cá tra và đã cung ứng cho các nhà máy 390.000 tấn cá tra nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Cộng với số lượng cá tra đã chế biến chuẩn bị sẵn của các doanh nghiệp, các nhà máy không bị thiếu nguyên liệu. Nhờ đó lượng cá tra xuất khẩu không giảm mạnh như dự kiến.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn khó khăn vì giá thành sản xuất vẫn còn thấp hơn giá bán ra. Người nuôi vẫn còn lỗ ít nhất 1.000 đồng/kg.
Một bộ phận người nuôi không có khả năng tái sản xuất do thua lỗ kéo dài và gặp khó tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng, dù ngân hàng đã giảm lãi suất. Với tình hình này, trong thời gian tới việc nuôi cá tra có thể tiếp tục bị thu hẹp về quy mô, diện tích./.
Thế Đạt (TTXVN)