Trong phiên giao dịch ngày 16/4 tại châu Á, đồng euro giảm giá so với các đồng tiền khác do hoạt động bán ra cắt lỗ, trong bối cảnh Trung Quốc quyết định nới rộng biên độ giao dịch giữa đồng Nhân dân tệ và đồng USD không có tác động lớn đến thị trường.
Trong phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,3021 USD và 105,05 yen, so với 1,3078 USD và 105,83 yen cuối tuần trước tại New York. Trong khi đó, đồng USD giảm xuống 80,66 yen, so với 80,91 yen.
Đồng euro giảm giá từ cuối tuần trước, giữa lúc các nhà đầu tư lo ngại về khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro (Erozone) và sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc.
Đồng tiền chung châu Âu tiếp tục giảm giá mạnh hơn trong ngày 16/4, khi lệnh bán ra được khớp ở mức 1,3050 USD, động thái cũng kéo đồng euro xuống giá so với đồng yen.
Những lo ngại về các vấn đề tài chính của Eurozone lại nổi lên sau khi các số liệu cho thấy các khoản vay của các ngân hàng Tây Ban Nha từ Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lên mức kỷ lục trong tháng Ba.
Trong ngày 16/4, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản đã không xác nhận thông tin nước này đang cân nhắc khoản vay 60 tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tăng bức tường lửa chống khủng hoảng của toàn cầu. Tăng nguồn vốn cho IMF sẽ là chủ đề chính tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20 vào cuối tuần này.
Giám đốc điều hành IMF, Christine Lagarde, tuần trước nói quỹ này có thể không cần bổ sung nguồn vốn nhiều tới mức đã dự kiến là 600 tỷ USD.
Giao dịch tiền tệ đã không bị ảnh hưởng lớn từ quyết định vào cuối tuần của Trung Quốc trong việc nới rộng biên độ giao dịch giữa đồng Nhân dân tệ và đồng USD.
Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Nhật Bản cho rằng, động thái này cho thấy sự thay đổi mang tính tích cực của Trung Quốc trong chính sách tỷ giá. Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, biên độ giao dịch giữa đồng Nhân dân tệ và đồng USD sẽ được tăng lên 1%, so với 0,5% trước đây.
Trong phiên giao dịch cùng ngày, đồng USD tăng giá so với các đồng tiền châu Á khác như đồng won Hàn Quốc, đồng baht Thái Lan, đồng SGD, đồng TWD và đồng peso Philippines, trong khi giảm giá so với đồng rupiah Indonesia./.
Trong phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,3021 USD và 105,05 yen, so với 1,3078 USD và 105,83 yen cuối tuần trước tại New York. Trong khi đó, đồng USD giảm xuống 80,66 yen, so với 80,91 yen.
Đồng euro giảm giá từ cuối tuần trước, giữa lúc các nhà đầu tư lo ngại về khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro (Erozone) và sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc.
Đồng tiền chung châu Âu tiếp tục giảm giá mạnh hơn trong ngày 16/4, khi lệnh bán ra được khớp ở mức 1,3050 USD, động thái cũng kéo đồng euro xuống giá so với đồng yen.
Những lo ngại về các vấn đề tài chính của Eurozone lại nổi lên sau khi các số liệu cho thấy các khoản vay của các ngân hàng Tây Ban Nha từ Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lên mức kỷ lục trong tháng Ba.
Trong ngày 16/4, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản đã không xác nhận thông tin nước này đang cân nhắc khoản vay 60 tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tăng bức tường lửa chống khủng hoảng của toàn cầu. Tăng nguồn vốn cho IMF sẽ là chủ đề chính tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20 vào cuối tuần này.
Giám đốc điều hành IMF, Christine Lagarde, tuần trước nói quỹ này có thể không cần bổ sung nguồn vốn nhiều tới mức đã dự kiến là 600 tỷ USD.
Giao dịch tiền tệ đã không bị ảnh hưởng lớn từ quyết định vào cuối tuần của Trung Quốc trong việc nới rộng biên độ giao dịch giữa đồng Nhân dân tệ và đồng USD.
Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Nhật Bản cho rằng, động thái này cho thấy sự thay đổi mang tính tích cực của Trung Quốc trong chính sách tỷ giá. Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, biên độ giao dịch giữa đồng Nhân dân tệ và đồng USD sẽ được tăng lên 1%, so với 0,5% trước đây.
Trong phiên giao dịch cùng ngày, đồng USD tăng giá so với các đồng tiền châu Á khác như đồng won Hàn Quốc, đồng baht Thái Lan, đồng SGD, đồng TWD và đồng peso Philippines, trong khi giảm giá so với đồng rupiah Indonesia./.
Lê Minh (TTXVN)