Ngày 18/11, Văn phòng phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) cho biết, trong hai tuần qua, quỹ hỗ trợ các nạn nhân buôn bán người mới được Liên hợp quốc thành lập đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và yêu cầu chính phủ các nước, các tổ chức và các nhà tài trợ tiếp tục đóng góp hơn nữa cho quỹ này.
Liên hợp quốc ước tính hiện có trên 2,4 triệu người đang bị bóc lột sau khi bị bọn tội phạm buôn bán. Do đó, ngày 4/11, Liên hợp quốc đã thành lập Quỹ tự nguyện vì những nạn nhân buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Quỹ được đặt dưới sự quản lý của UNODC và là một thành phần quan trọng trong Kế hoạch hành động toàn cầu chống lại việc buôn bán người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua hồi tháng 7/2010.
Quỹ sẽ cung cấp cho các nạn nhân những hỗ trợ về nhân đạo, pháp lý và tài chính thông qua các kênh như chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Phát biểu với báo chí tại Vienna, Áo, Giám đốc điều hành UNODC, ông Yury Fedotov nhấn mạnh rằng Quỹ tự nguyện vì những nạn nhân buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em của Liên hợp quốc chỉ thành công nếu có sự ủng hộ rộng rãi về tài chính.
Ông nói: "Con người đang bị buôn bán vì nhiều mục đích tồi tệ khác nhau, không chỉ để khai thác tình dục - một trong những hình thức tội phạm tồi tệ nhất xâm hại các giá trị của con người. Chúng tôi hy vọng Quỹ sẽ giúp chúng ta giải quyết những khó khăn vì nó cung cấp phương tiện giải cứu các nạn nhân bị buôn bán và giúp họ phục hồi và xây dựng lại cuộc sống."
Việc cam kết đóng góp cho Quỹ có thể thực hiện trực tuyến tại địa chỉ www.unodc.org/unodc/en/human-trafficking-fund.html.
Cho đến nay, Quỹ đã nhận được cam kết đóng góp từ chính phủ Belarus, Ai Cập, Malaysia, Luxembourg, Qatar, Thái Lan và của cá nhân ông Naguib Sawiris, Chủ tịch điều hành tập đoàn viễn thông Orascom của Ai Cập./.
Liên hợp quốc ước tính hiện có trên 2,4 triệu người đang bị bóc lột sau khi bị bọn tội phạm buôn bán. Do đó, ngày 4/11, Liên hợp quốc đã thành lập Quỹ tự nguyện vì những nạn nhân buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Quỹ được đặt dưới sự quản lý của UNODC và là một thành phần quan trọng trong Kế hoạch hành động toàn cầu chống lại việc buôn bán người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua hồi tháng 7/2010.
Quỹ sẽ cung cấp cho các nạn nhân những hỗ trợ về nhân đạo, pháp lý và tài chính thông qua các kênh như chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Phát biểu với báo chí tại Vienna, Áo, Giám đốc điều hành UNODC, ông Yury Fedotov nhấn mạnh rằng Quỹ tự nguyện vì những nạn nhân buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em của Liên hợp quốc chỉ thành công nếu có sự ủng hộ rộng rãi về tài chính.
Ông nói: "Con người đang bị buôn bán vì nhiều mục đích tồi tệ khác nhau, không chỉ để khai thác tình dục - một trong những hình thức tội phạm tồi tệ nhất xâm hại các giá trị của con người. Chúng tôi hy vọng Quỹ sẽ giúp chúng ta giải quyết những khó khăn vì nó cung cấp phương tiện giải cứu các nạn nhân bị buôn bán và giúp họ phục hồi và xây dựng lại cuộc sống."
Việc cam kết đóng góp cho Quỹ có thể thực hiện trực tuyến tại địa chỉ www.unodc.org/unodc/en/human-trafficking-fund.html.
Cho đến nay, Quỹ đã nhận được cam kết đóng góp từ chính phủ Belarus, Ai Cập, Malaysia, Luxembourg, Qatar, Thái Lan và của cá nhân ông Naguib Sawiris, Chủ tịch điều hành tập đoàn viễn thông Orascom của Ai Cập./.
(TTXVN/Vietnam+)