Ngày 18/9, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, cho biết để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu trong tỉnh, tỉnh đã quyết định quy hoạch 11.000ha vùng nguyên liệu sản xuất hạt điều đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Theo quy hoạch, vùng nguyên liệu điều sẽ được trồng tại chín xã của ba huyện Xuân Lộc, Định Quán và Trảng Bom. Những hộ dân trồng điều tại vùng nguyên liệu trong vùng quy hoạch này sẽ được Công ty Donafoods hỗ trợ cây giống, kỹ thuật, phân bón, vốn để sản xuất nhằm tạo ra vùng nguyên liệu sạch, có năng suất cao, ổn định, đáp ứng một phần nguyên liệu sản xuất cho công ty.
Công ty này sẽ ký hợp đồng bao tiêu đầu ra với các hộ trồng điều thông qua các câu lạc bộ, hợp tác xã và trang trại để nông dân yên tâm đầu tư tăng năng suất. Nếu cây điều trồng lại giống mới, chăm sóc đúng kỹ thuật thì khả năng mỗi hécta có thể cho năng suất 3-4 tấn/năm.
Theo ông Đạo, tỉnh Đồng Nai có diện tích điều lớn, tuy nhiên trong các năm qua, năng suất cây điều bình quân toàn tỉnh chỉ hơn 1 tấn/ha/năm. Những năm giá hạt điều cao, nông dân lãi khoảng 15 triệu đồng/ha. Song năm nay, hạt điều giảm xuống còn 19.000-22.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận chỉ còn 5-7 triệu đồng/ha. Có những hộ năng suất quá thấp nên chỉ mong hòa vốn. Do lợi nhuận không cao, nhiều hộ nông dân đã chặt bỏ cây điều để chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao như cao su, cây ăn trái, càphê.
Ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Công ty Donafoods, cho biết hàng năm công ty phải nhập khẩu hàng ngàn tấn hạt điều thô để chế biến xuất khẩu. Nếu tạo được vùng nguyên liệu trong tỉnh thì cả doanh nghiệp và nông dân cùng có lợi. Vì doanh nghiệp sẽ có một lượng nguyên liệu ổn định để sản xuất, còn nông dân không phải lo lắng đến đầu ra, yên tâm chăm sóc cây để tăng năng suất.
Dự tính từ năm 2013-2015, thông qua các câu lạc bộ, hợp tác xã, trang trại…, Donafoods sẽ hỗ trợ giống mới năng suất cao cho nông dân trong vùng nguyên liệu để thay thế dần các diện tích điều có năng suất thấp, hạt nhỏ, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ngoài phần vốn Donafoods cho dân vay, nếu nông dân có nhu cầu vay thêm vốn đầu tư, công ty sẽ ký “hợp đồng tay ba” giữa nông dân, doanh nghiệp và ngân hàng để giúp dân vay thêm vốn. Vào vụ thu hoạch, hạt điều sẽ được Donafoods mua bằng giá thị trường để nông dân không bị thiệt thòi./.
Theo quy hoạch, vùng nguyên liệu điều sẽ được trồng tại chín xã của ba huyện Xuân Lộc, Định Quán và Trảng Bom. Những hộ dân trồng điều tại vùng nguyên liệu trong vùng quy hoạch này sẽ được Công ty Donafoods hỗ trợ cây giống, kỹ thuật, phân bón, vốn để sản xuất nhằm tạo ra vùng nguyên liệu sạch, có năng suất cao, ổn định, đáp ứng một phần nguyên liệu sản xuất cho công ty.
Công ty này sẽ ký hợp đồng bao tiêu đầu ra với các hộ trồng điều thông qua các câu lạc bộ, hợp tác xã và trang trại để nông dân yên tâm đầu tư tăng năng suất. Nếu cây điều trồng lại giống mới, chăm sóc đúng kỹ thuật thì khả năng mỗi hécta có thể cho năng suất 3-4 tấn/năm.
Theo ông Đạo, tỉnh Đồng Nai có diện tích điều lớn, tuy nhiên trong các năm qua, năng suất cây điều bình quân toàn tỉnh chỉ hơn 1 tấn/ha/năm. Những năm giá hạt điều cao, nông dân lãi khoảng 15 triệu đồng/ha. Song năm nay, hạt điều giảm xuống còn 19.000-22.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận chỉ còn 5-7 triệu đồng/ha. Có những hộ năng suất quá thấp nên chỉ mong hòa vốn. Do lợi nhuận không cao, nhiều hộ nông dân đã chặt bỏ cây điều để chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao như cao su, cây ăn trái, càphê.
Ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Công ty Donafoods, cho biết hàng năm công ty phải nhập khẩu hàng ngàn tấn hạt điều thô để chế biến xuất khẩu. Nếu tạo được vùng nguyên liệu trong tỉnh thì cả doanh nghiệp và nông dân cùng có lợi. Vì doanh nghiệp sẽ có một lượng nguyên liệu ổn định để sản xuất, còn nông dân không phải lo lắng đến đầu ra, yên tâm chăm sóc cây để tăng năng suất.
Dự tính từ năm 2013-2015, thông qua các câu lạc bộ, hợp tác xã, trang trại…, Donafoods sẽ hỗ trợ giống mới năng suất cao cho nông dân trong vùng nguyên liệu để thay thế dần các diện tích điều có năng suất thấp, hạt nhỏ, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ngoài phần vốn Donafoods cho dân vay, nếu nông dân có nhu cầu vay thêm vốn đầu tư, công ty sẽ ký “hợp đồng tay ba” giữa nông dân, doanh nghiệp và ngân hàng để giúp dân vay thêm vốn. Vào vụ thu hoạch, hạt điều sẽ được Donafoods mua bằng giá thị trường để nông dân không bị thiệt thòi./.
Lê Hiền (TTXVN)