Theo báo cáo triển vọng kinh tế hàng quý của ICAEW được công bố ngày 5/12, kinh tế Đông Nam Á được kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ dù phải đối mặt với sự bất ổn toàn cầu.
Những nước có thu nhập trung bình thấp như Indonesia, Lào, Philippines và Việt Nam dẫn đầu khối các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, được kỳ vọng sẽ đạt từ 5,4% đến 6,1% vào năm 2013, trong khi các nước ASEAN có thu nhập cao như Singapore và Brunei sẽ tăng trưởng yếu hơn do việc gia nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu.
Bản báo cáo Economic Insight của ICAEW cho khu vực Đông Nam Á, xuất bản bởi Cebr (trung tâm Nghiên Cứu Kinh tế và Kinh Doanh) - đối tác và là trung tâm dự báo của ICAEW. Bản báo cáo đưa ra cái nhìn về kinh tế Đông Nam Á hằng quý, tập trung vào sáu nước lớn nhất Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan and Vietnam.
Dựa vào sự so sánh đó, bản báo cáo dự đoán rằng Mỹ sẽ tránh được suy thoái nhưng sẽ mất nhiều thời gian trở lại sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Khủng hoảng nhà đất của Mỹ ảnh hưởng gián tiếp đến khủng hoảng nợ của châu Âu - để lộ những nền kinh tế yếu kém mà trước đây vẫn ẩn náu sau vỏ bọc cộng đồng châu Âu vững chắc. Tuy nhiên, những khó khăn của châu Âu không làm ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của châu Á như mọi người vẫn nghĩ.
Ông Douglas McWilliams - Trưởng cố vấn kinh tế ICAEW và là giám đốc điều hành của Cebr cho rằng “Nền kinh tế chung của thế giới chậm lại do sự khó khăn của phương Tây và sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến giá cả hàng hóa, nghĩa là những nhà sản xuất hàng hóa, cụ thể là các nước phát triển và những nhà khổng lồ của châu Á như Trung Quốc Ấn Độ được dự đoán sẽ đi chậm lại trong năm 2012."
Ông McWilliams cho biết: "Chúng tôi tin rằng ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh do nhu cầu nội địa tăng cao và sự hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, trong năm 2012 GDP sẽ tiếp tục tăng trưởng, mà dẫn đầu là Indonesia với 40% sản lượng toàn khu vực."
“Trung Quốc từ một nhân tố giảm phát chuyển thành nhân tố lạm phát của nền kinh tế thế giới vì người Trung Quốc ngày càng chi tiêu nhiều cho những mặt hàng xa xỉ,” ông Mark Billington FCA, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á nhận định. Mặc dù giá hàng hóa sẽ giảm vào năm 2012, thế nhưng sẽ mất một khoảng thời gian dài trước khi việc sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu đang tăng mạnh, và việc tăng giá là điều dễ hiểu.
Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ gia tăng lạm phát với nhiều nhân tố khác nhau dẫn đến giá cả tăng cao trong tương lai. Nhân tố chính ảnh hưởng đến lạm phát ở khu vực Đông Nam Á là do mức lương của nguồn nhân công ở một số vùng nông thôn Trung Quốc đã được tăng lương trên 20% trong năm nay. Sự tăng lương này sẽ còn tiếp tục, nguồn cung cấp nhân công rẻ ở Trung Quốc sẽ bị thu hẹp và áp lực của sự giảm phát cho những mặt hàng bình dân của Trung Quốc đã trở thành quá khứ.
Mặc dù giá hàng hóa đang giảm, thế nhưng nền kinh tế ở Malaysia và Indonesia vẫn sẽ tăng trưởng ổn định do sự lạm phát nguồn nhiên liệu. Việc áp dụng thuế giá trị gia tăng, sự sụt giảm nguồn lương thực và nhiên liệu thay thế ở Malaysia, sự tăng trưởng kinh tế là những yếu tố quan trọng đi liền với sự đầu tư mạnh mẽ đang làm tăng nhu cầu trong nước ở Indonesia.
Lạm phát ở Indonesia vào năm 2012 là 5% và sẽ tăng lên 5,9% vào năm 2013, nhưng nó là tỷ lệ hợp lý cho một nền kinh tế đang phát triển quá nóng như nước này./.
Những nước có thu nhập trung bình thấp như Indonesia, Lào, Philippines và Việt Nam dẫn đầu khối các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, được kỳ vọng sẽ đạt từ 5,4% đến 6,1% vào năm 2013, trong khi các nước ASEAN có thu nhập cao như Singapore và Brunei sẽ tăng trưởng yếu hơn do việc gia nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu.
Bản báo cáo Economic Insight của ICAEW cho khu vực Đông Nam Á, xuất bản bởi Cebr (trung tâm Nghiên Cứu Kinh tế và Kinh Doanh) - đối tác và là trung tâm dự báo của ICAEW. Bản báo cáo đưa ra cái nhìn về kinh tế Đông Nam Á hằng quý, tập trung vào sáu nước lớn nhất Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan and Vietnam.
Dựa vào sự so sánh đó, bản báo cáo dự đoán rằng Mỹ sẽ tránh được suy thoái nhưng sẽ mất nhiều thời gian trở lại sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Khủng hoảng nhà đất của Mỹ ảnh hưởng gián tiếp đến khủng hoảng nợ của châu Âu - để lộ những nền kinh tế yếu kém mà trước đây vẫn ẩn náu sau vỏ bọc cộng đồng châu Âu vững chắc. Tuy nhiên, những khó khăn của châu Âu không làm ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của châu Á như mọi người vẫn nghĩ.
Ông Douglas McWilliams - Trưởng cố vấn kinh tế ICAEW và là giám đốc điều hành của Cebr cho rằng “Nền kinh tế chung của thế giới chậm lại do sự khó khăn của phương Tây và sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến giá cả hàng hóa, nghĩa là những nhà sản xuất hàng hóa, cụ thể là các nước phát triển và những nhà khổng lồ của châu Á như Trung Quốc Ấn Độ được dự đoán sẽ đi chậm lại trong năm 2012."
Ông McWilliams cho biết: "Chúng tôi tin rằng ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh do nhu cầu nội địa tăng cao và sự hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, trong năm 2012 GDP sẽ tiếp tục tăng trưởng, mà dẫn đầu là Indonesia với 40% sản lượng toàn khu vực."
“Trung Quốc từ một nhân tố giảm phát chuyển thành nhân tố lạm phát của nền kinh tế thế giới vì người Trung Quốc ngày càng chi tiêu nhiều cho những mặt hàng xa xỉ,” ông Mark Billington FCA, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á nhận định. Mặc dù giá hàng hóa sẽ giảm vào năm 2012, thế nhưng sẽ mất một khoảng thời gian dài trước khi việc sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu đang tăng mạnh, và việc tăng giá là điều dễ hiểu.
Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ gia tăng lạm phát với nhiều nhân tố khác nhau dẫn đến giá cả tăng cao trong tương lai. Nhân tố chính ảnh hưởng đến lạm phát ở khu vực Đông Nam Á là do mức lương của nguồn nhân công ở một số vùng nông thôn Trung Quốc đã được tăng lương trên 20% trong năm nay. Sự tăng lương này sẽ còn tiếp tục, nguồn cung cấp nhân công rẻ ở Trung Quốc sẽ bị thu hẹp và áp lực của sự giảm phát cho những mặt hàng bình dân của Trung Quốc đã trở thành quá khứ.
Mặc dù giá hàng hóa đang giảm, thế nhưng nền kinh tế ở Malaysia và Indonesia vẫn sẽ tăng trưởng ổn định do sự lạm phát nguồn nhiên liệu. Việc áp dụng thuế giá trị gia tăng, sự sụt giảm nguồn lương thực và nhiên liệu thay thế ở Malaysia, sự tăng trưởng kinh tế là những yếu tố quan trọng đi liền với sự đầu tư mạnh mẽ đang làm tăng nhu cầu trong nước ở Indonesia.
Lạm phát ở Indonesia vào năm 2012 là 5% và sẽ tăng lên 5,9% vào năm 2013, nhưng nó là tỷ lệ hợp lý cho một nền kinh tế đang phát triển quá nóng như nước này./.
Hoàng Tuấn (Vietnam+)