Cái rét đậm, rét hại ở vùng đồng bằng đã cảm thấy tê dại; đứng trên đỉnh của Trường Sơn thì cảm giác về sự tê buốt và giá cóng càng nhân lên gấp bội.
Trước mắt chúng tôi, những dòng người đang hối hả thoát ra từ những chiếc xe khách, những chiếc xe con đủ loại, to xù trong áo quần chống rét, miệng thở ra khói, chạy nhanh vào nơi làm thủ tục xuất nhập cảnh để tìm chút hơi ấm cô đơn trong những căn phòng đã chật những người.
Cửa khẩu Cầu Treo một ngày giáp Tết Tân Mão, chũng tôi có dịp chứng kiến bà con mình hối hả về quê hương ăn Tết; họ về từ phía Tây dãy Trường Sơn. Đó là những kiều bào đã làm ăn sinh sống từ bao năm nay trên đất nước bạn Lào, đã mang quốc tịch Lào bên cạnh quốc tịch Việt Nam; là những học sinh Việt Nam đang học tập ở Lào; là những người lao động làm ăn thời vụ… Và, đến hẹn lại lên, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, họ lại tìm về quê hương ăn Tết.
Hỏi chuyện hai cô gái trẻ đã làm xong thủ tục nhập cảnh; được biết, hai người đều quê ở Thanh Hóa, đã có thâm niên ở Lào được vài ba năm. Họ làm thuê cho một tiệm cơm Việt Nam ở thủ đô Vientiane. Theo như hai cô nói, công việc cũng không vất vả quá sức và thu nhập hàng tháng nếu so với làm ruộng ở quê nhà thì cũng dôi ra chút đỉnh.
Một tốp sáu bảy người đàn ông đủ mọi lứa tuổi đi cùng nhau, nét mặt ai cũng thể hiện sự háo hức của người lâu ngày được trở về nhà; họ có chung giọng nói của miền Trung đầy gió và nắng. Mời nhau điếu thuốc, ngụm rượu cho ấm lòng, câu chuyện chả mấy chốc trở nên râm ran, sôi động.
Anh Trung, quê Nghệ An không giấu niềm tự hào, minh bạch tài chính số tiền đã kịp gửi về cho bà xã ở quê sắm Tết và góp vào lưng vốn làm ăn.
Những người lao động Việt Nam ở Lào đang ngày một gia tăng trong những năm qua. Việt-Lào là hai nước có chung đường biên giới tới trên 2000km. Hai dân tộc có mối quan hệ đặc biệt, có rất nhiều nét tương đồng về văn hóa; trình độ phát triển cũng không cách nhau xa. Người lao động phổ thông đến Lào dễ tìm được việc làm. Ai đó chịu khó làm ăn, không làm điều sai trái, không vi phạm luật pháp đều có cơ hội làm ăn lâu dài trên đất Lào.
Theo lời kể của bà con mình, có rất nhiều nghề, rất nhiều cách thức kiếm sống mà người Việt Nam đang làm ở nhiều tỉnh, thành nước Lào. Cũng chưa có con số thống kê chính xác do nhiều lý do; tuy nhiên, ngoài con số trên 20.000 người Việt đang định cư làm ăn ở Lào từ trước còn có gần gấp hai lần con số đó là lao động thời vụ Việt Nam làm ăn không cố định ở Bắc, Trung và Nam Lào.
Người Việt tập trung nhiều ở Luang Phabang, Xieng Khouang, Vientiane, Bolikhamsay, Savanakhet, Champasak, Attapu - những vùng đất có nhiều dự án đầu tư của Việt Nam, là những tỉnh, thành có nền kinh tế phát triển so với các nơi khác của Lào.
Thợ xây dựng, buôn bán nhỏ, làm nhà hàng, quán bar… cho đến các nghề làm đẹp, cắt tóc, bán bánh mỳ… đang là những nghề thu hút phần đông người lao động phổ thông từ Việt Nam sang.
Một số người có vốn nhiều tập trung vào lĩnh vực bất động sản, mở cừa hàng điện tử, máy tính, đầu tư làm du lịch và dịch vụ du lịch, kinh doanh nhà nghỉ… Thu nhập trung bình với người lao động phổ thông theo ngày công cũng ở mức 200-250.000 đồng; với ngành nghề kinh doanh khác thì thu nhập cao gấp nhiều lần.
Một đoàn xe toàn loại thuộc dòng sang trọng tiến vào cửa khẩu; bước xuống xe là những gương mặt tươi rói trong những bộ quần áo đắt tiền. Người lớn, trẻ em, trên mỗi người đều cho thấy sự đầy đủ về vật chất, thỏa mãn về tinh thần.
Chủ động đến làm quen, chúng tôi biết, họ là những kiều bào từ thủ đô Vientiane hẹn nhau về Việt Nam ăn Tết. Chị Huyền, một doanh nhân có tiếng tươi cười tiếp chuyện chúng tôi: "Bọn em rời Vientiane từ lúc 5 giờ sáng, chạy một lèo đến cửa khẩu để kịp làm thủ tục buổi sáng; tính trung bình xe chạy với tốc độ 100 km/giờ."
Nghe chị Huyền nói, tôi khâm phục đường sá của nước bạn Lào tốt và không dám nghĩ đến cảnh tắc đường ở Hà Nội hay cảnh chen lấn trên Quốc lộ 1A cứ mỗi dịp Tết đến ở Việt Nam.
Chị Huyền, chị Mai - làm du lịch, nhà nghỉ, chị Vân - chủ của một số sạp hàng đắt tiền ở chợ Sáng, vợ chồng anh Hùng, chị Nga - chủ một gara sửa chữa ôtô ở Km 9… Mỗi người một cách đến Lào và ở lại Lào làm ăn cho đến bây giờ.
Có chị lấy chồng Lào sau ngày tốt nghiệp đại học ở Hà Nội cùng nhau cách đây hơn hai chục năm có lẻ, có anh chị vợ chồng, con cái cùng đến Lào để tìm cơ hội làm ăn mới. Mỗi người một cảnh, một quê, một hành trang sống rất khác nhau và giờ cùng đang làm ăn sinh sống lâu dài ở thủ đô Vientiane. Và năm nào cũng vậy, trừ khi có chuyện bất khả kháng, còn lại họ đều hẹn nhau ngày về vui Tết Việt.
Chị Vân - một người làm ăn tại Lào tâm sự: "Năm vào dịp Tết, lòng lại hẹn lòng về ăn Tết ở quê hương. Lớn rồi, có người có con dâu con dể rồi mà háo hức về Tết Việt Nam cứ như thời còn con nít. Câu nói của ông bà 'nước có nguồn, cây có cội' với những người xa xứ thật đầy đủ ý nghĩa… Cứ nghĩ, tối nay có mặt ở nhà mình mà lòng thấy nao nao."
Đã gần trưa, mây mù vẫn che kín trên khắp Trường Sơn, những tốp năm mười người đang rảo bước về xe; phía trước là cả chặng đường dài, ai cũng muốn nhanh chân về với Mẹ./.
Trước mắt chúng tôi, những dòng người đang hối hả thoát ra từ những chiếc xe khách, những chiếc xe con đủ loại, to xù trong áo quần chống rét, miệng thở ra khói, chạy nhanh vào nơi làm thủ tục xuất nhập cảnh để tìm chút hơi ấm cô đơn trong những căn phòng đã chật những người.
Cửa khẩu Cầu Treo một ngày giáp Tết Tân Mão, chũng tôi có dịp chứng kiến bà con mình hối hả về quê hương ăn Tết; họ về từ phía Tây dãy Trường Sơn. Đó là những kiều bào đã làm ăn sinh sống từ bao năm nay trên đất nước bạn Lào, đã mang quốc tịch Lào bên cạnh quốc tịch Việt Nam; là những học sinh Việt Nam đang học tập ở Lào; là những người lao động làm ăn thời vụ… Và, đến hẹn lại lên, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, họ lại tìm về quê hương ăn Tết.
Hỏi chuyện hai cô gái trẻ đã làm xong thủ tục nhập cảnh; được biết, hai người đều quê ở Thanh Hóa, đã có thâm niên ở Lào được vài ba năm. Họ làm thuê cho một tiệm cơm Việt Nam ở thủ đô Vientiane. Theo như hai cô nói, công việc cũng không vất vả quá sức và thu nhập hàng tháng nếu so với làm ruộng ở quê nhà thì cũng dôi ra chút đỉnh.
Một tốp sáu bảy người đàn ông đủ mọi lứa tuổi đi cùng nhau, nét mặt ai cũng thể hiện sự háo hức của người lâu ngày được trở về nhà; họ có chung giọng nói của miền Trung đầy gió và nắng. Mời nhau điếu thuốc, ngụm rượu cho ấm lòng, câu chuyện chả mấy chốc trở nên râm ran, sôi động.
Anh Trung, quê Nghệ An không giấu niềm tự hào, minh bạch tài chính số tiền đã kịp gửi về cho bà xã ở quê sắm Tết và góp vào lưng vốn làm ăn.
Những người lao động Việt Nam ở Lào đang ngày một gia tăng trong những năm qua. Việt-Lào là hai nước có chung đường biên giới tới trên 2000km. Hai dân tộc có mối quan hệ đặc biệt, có rất nhiều nét tương đồng về văn hóa; trình độ phát triển cũng không cách nhau xa. Người lao động phổ thông đến Lào dễ tìm được việc làm. Ai đó chịu khó làm ăn, không làm điều sai trái, không vi phạm luật pháp đều có cơ hội làm ăn lâu dài trên đất Lào.
Theo lời kể của bà con mình, có rất nhiều nghề, rất nhiều cách thức kiếm sống mà người Việt Nam đang làm ở nhiều tỉnh, thành nước Lào. Cũng chưa có con số thống kê chính xác do nhiều lý do; tuy nhiên, ngoài con số trên 20.000 người Việt đang định cư làm ăn ở Lào từ trước còn có gần gấp hai lần con số đó là lao động thời vụ Việt Nam làm ăn không cố định ở Bắc, Trung và Nam Lào.
Người Việt tập trung nhiều ở Luang Phabang, Xieng Khouang, Vientiane, Bolikhamsay, Savanakhet, Champasak, Attapu - những vùng đất có nhiều dự án đầu tư của Việt Nam, là những tỉnh, thành có nền kinh tế phát triển so với các nơi khác của Lào.
Thợ xây dựng, buôn bán nhỏ, làm nhà hàng, quán bar… cho đến các nghề làm đẹp, cắt tóc, bán bánh mỳ… đang là những nghề thu hút phần đông người lao động phổ thông từ Việt Nam sang.
Một số người có vốn nhiều tập trung vào lĩnh vực bất động sản, mở cừa hàng điện tử, máy tính, đầu tư làm du lịch và dịch vụ du lịch, kinh doanh nhà nghỉ… Thu nhập trung bình với người lao động phổ thông theo ngày công cũng ở mức 200-250.000 đồng; với ngành nghề kinh doanh khác thì thu nhập cao gấp nhiều lần.
Một đoàn xe toàn loại thuộc dòng sang trọng tiến vào cửa khẩu; bước xuống xe là những gương mặt tươi rói trong những bộ quần áo đắt tiền. Người lớn, trẻ em, trên mỗi người đều cho thấy sự đầy đủ về vật chất, thỏa mãn về tinh thần.
Chủ động đến làm quen, chúng tôi biết, họ là những kiều bào từ thủ đô Vientiane hẹn nhau về Việt Nam ăn Tết. Chị Huyền, một doanh nhân có tiếng tươi cười tiếp chuyện chúng tôi: "Bọn em rời Vientiane từ lúc 5 giờ sáng, chạy một lèo đến cửa khẩu để kịp làm thủ tục buổi sáng; tính trung bình xe chạy với tốc độ 100 km/giờ."
Nghe chị Huyền nói, tôi khâm phục đường sá của nước bạn Lào tốt và không dám nghĩ đến cảnh tắc đường ở Hà Nội hay cảnh chen lấn trên Quốc lộ 1A cứ mỗi dịp Tết đến ở Việt Nam.
Chị Huyền, chị Mai - làm du lịch, nhà nghỉ, chị Vân - chủ của một số sạp hàng đắt tiền ở chợ Sáng, vợ chồng anh Hùng, chị Nga - chủ một gara sửa chữa ôtô ở Km 9… Mỗi người một cách đến Lào và ở lại Lào làm ăn cho đến bây giờ.
Có chị lấy chồng Lào sau ngày tốt nghiệp đại học ở Hà Nội cùng nhau cách đây hơn hai chục năm có lẻ, có anh chị vợ chồng, con cái cùng đến Lào để tìm cơ hội làm ăn mới. Mỗi người một cảnh, một quê, một hành trang sống rất khác nhau và giờ cùng đang làm ăn sinh sống lâu dài ở thủ đô Vientiane. Và năm nào cũng vậy, trừ khi có chuyện bất khả kháng, còn lại họ đều hẹn nhau ngày về vui Tết Việt.
Chị Vân - một người làm ăn tại Lào tâm sự: "Năm vào dịp Tết, lòng lại hẹn lòng về ăn Tết ở quê hương. Lớn rồi, có người có con dâu con dể rồi mà háo hức về Tết Việt Nam cứ như thời còn con nít. Câu nói của ông bà 'nước có nguồn, cây có cội' với những người xa xứ thật đầy đủ ý nghĩa… Cứ nghĩ, tối nay có mặt ở nhà mình mà lòng thấy nao nao."
Đã gần trưa, mây mù vẫn che kín trên khắp Trường Sơn, những tốp năm mười người đang rảo bước về xe; phía trước là cả chặng đường dài, ai cũng muốn nhanh chân về với Mẹ./.
Công Hải (TTXVN/Vietnam+)