Năm 2011, tỉnh Đồng Tháp chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư phát triển đa dạng sản phẩm, hấp dẫn du khách, nâng cao chất lượng phục vụ và các dịch vụ kèm theo.
Đồng Tháp sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp các khu, điểm du lịch theo quy hoạch, các hạng mục hạ tầng thiết yếu tại những địa điểm này và công trình hạ tầng kết nối đến các khu, điểm du lịch, trong đó ưu tiên bố trí vốn ngân sách đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường vào Khu du lịch Xẻo Quýt và Gáo Giồng.
Ngoài ra, ngành du lịch cần tổ chức khai thác có hiệu quả các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, du lịch biên giới, nối tuyến sang Campuchia; phấn đấu năm 2011 đón 1,55 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 30.000 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 107,4 tỷ đồng.
Nhờ tập trung đầu tư, đa dạng hóa loại hình, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Năm 2010, Đồng Tháp đã thu hút 1,18 triệu lượt du khách, trong đó có 16.500 lượt khách quốc tế đến tham quan các điểm du lịch xanh, khu di tích lịch sử v.v..
Phát triển làng nghề gắn với du lịch đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong tiến trình phát triển du lịch ở tỉnh Đồng Tháp bởi nó thể hiện được nét văn hóa đặc trưng của mỗi ngành nghề ở từng khu vực và được nhiều du khách quan tâm khám phá.
Hiện nay, Đồng Tháp có 44 làng nghề được ủy ban nhân dân tỉnh công nhận, trong đó có nhiều làng nghề đã trở thành tiêu điểm chú ý gắn với hoạt động du lịch thu hút du khách đến tham quan như làng hoa kiểng Sa Đéc, Làng dệt chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò), làng làm nem (huyện Lai Vung), làng gốm sứ An Hiệp (huyện Châu Thành)...
Đồng Tháp đang đầu tư phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn các giá trị làng nghề truyền thống, văn hóa dân cư bản địa và phối hợp chặt chẽ với người dân địa phương trong việc xây dựng, quy hoạch làng nghề gắn với du lịch...
Làng nghề trồng hoa kiểng ở Sa Đéc có trên 1.500 chủng loại thu hút khách về đây tham quan du lịch rất đông. Khu di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở thành phố Cao Lãnh; Khu di tích Gò Tháp ở huyện Tháp Mười; lễ hội kỷ niệm ngày giỗ hai vị anh hùng Đồng Tháp Mười là Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều... là những điểm đến và sự kiện thu hút hàng trăm ngàn lượt khách và dịch vụ tham quan.
Ngoài ra, những ngôi nhà cổ ở Sa Đéc và các loại hình du lịch sinh thái ở Gáo Giồng, Xẻo Quít, Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng đang ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước./.
Đồng Tháp sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp các khu, điểm du lịch theo quy hoạch, các hạng mục hạ tầng thiết yếu tại những địa điểm này và công trình hạ tầng kết nối đến các khu, điểm du lịch, trong đó ưu tiên bố trí vốn ngân sách đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường vào Khu du lịch Xẻo Quýt và Gáo Giồng.
Ngoài ra, ngành du lịch cần tổ chức khai thác có hiệu quả các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, du lịch biên giới, nối tuyến sang Campuchia; phấn đấu năm 2011 đón 1,55 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 30.000 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 107,4 tỷ đồng.
Nhờ tập trung đầu tư, đa dạng hóa loại hình, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Năm 2010, Đồng Tháp đã thu hút 1,18 triệu lượt du khách, trong đó có 16.500 lượt khách quốc tế đến tham quan các điểm du lịch xanh, khu di tích lịch sử v.v..
Phát triển làng nghề gắn với du lịch đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong tiến trình phát triển du lịch ở tỉnh Đồng Tháp bởi nó thể hiện được nét văn hóa đặc trưng của mỗi ngành nghề ở từng khu vực và được nhiều du khách quan tâm khám phá.
Hiện nay, Đồng Tháp có 44 làng nghề được ủy ban nhân dân tỉnh công nhận, trong đó có nhiều làng nghề đã trở thành tiêu điểm chú ý gắn với hoạt động du lịch thu hút du khách đến tham quan như làng hoa kiểng Sa Đéc, Làng dệt chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò), làng làm nem (huyện Lai Vung), làng gốm sứ An Hiệp (huyện Châu Thành)...
Đồng Tháp đang đầu tư phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn các giá trị làng nghề truyền thống, văn hóa dân cư bản địa và phối hợp chặt chẽ với người dân địa phương trong việc xây dựng, quy hoạch làng nghề gắn với du lịch...
Làng nghề trồng hoa kiểng ở Sa Đéc có trên 1.500 chủng loại thu hút khách về đây tham quan du lịch rất đông. Khu di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở thành phố Cao Lãnh; Khu di tích Gò Tháp ở huyện Tháp Mười; lễ hội kỷ niệm ngày giỗ hai vị anh hùng Đồng Tháp Mười là Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều... là những điểm đến và sự kiện thu hút hàng trăm ngàn lượt khách và dịch vụ tham quan.
Ngoài ra, những ngôi nhà cổ ở Sa Đéc và các loại hình du lịch sinh thái ở Gáo Giồng, Xẻo Quít, Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng đang ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN/Vietnam+)