Tại thị trường châu Á phiên 22/9, giá vàng giảm do đồng USD mạnh lên sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố chương trình kích thích kinh tế trị giá 400 tỷ USD.
Sau khi sụt giảm 1,2% trong phiên giao dịch trước, giá vàng giao ngay tiếp tục giảm 0,3% xuống 1.775,4 USD/ounce vào lúc 13 giờ 09 phút giờ Việt Nam.
Đồng USD đã lấy lại sinh lực so với một số đồng tiền châu Á (như đồng SGD, won hay TWD) do nhà đầu tư ngại bị rủi ro sau vài tháng rơi vào tình trạng bán tháo (nguyên nhân một phần là do chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ).
Phiên 22/9 ở Tokyo, đồng USD tăng từ mức 76,48 yen/USD trong phiên 21/9 ở New York lên 76,73 yen/USD. Trong khi đó, đồng euro được giao dịch với giá 104,1 yen/euro, so với mức 103,74 yen/euro trong phiên trước. Còn tỷ giá euro/USD không đổi, đứng ở mức 1,3562 USD/euro.
Theo giới phân tích, thị trường vàng đang phải gồng mình đối phó với sức ép của đồng USD mạnh lên, sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố chương trình kích thích kinh tế trị giá 400 tỷ USD.
Kế hoạch khuyến khích kinh tế trị giá 400 tỷ USD, được đặt tên là "Operation Twist", nhằm giảm lãi suất trong thời gian dài hạn. Động thái này không có nghĩa là Mỹ sẽ in thêm tiền vào hệ thống mà sẽ giúp hạ lãi suất, đồng thời thúc các ngân hàng đang dồi dào tiền mặt đưa nguồn dự trữ nhàn rỗi này vào hoạt động.
John Kyriakopoulos, chiến lược gia về ngoai hối của Ngân hàng quốc gia Australia nhận định: Quyết định trên của FED khiến thị trường thất vọng, vì FED chỉ hành động ở mức tối thiểu, trong khi lại đưa ra cảnh báo về triển vọng sa sút nghiêm trọng của nền kinh tế.
Việc ba ngân hàng của Mỹ bị hãng Moody hạ mức xếp hạng tín dụng, cũng như việc FED đề cập đến "những căng thẳng trên các thị trường tài chính toàn cầu" cũng gây sức ép lớn đối với nhà đầu tư. Kết quả là, tâm lý e ngại rủi ro theo thang, làm thúc đẩy nhu cầu tìm đến đồng USD như một "nơi trú ẩn an toàn"./.
Sau khi sụt giảm 1,2% trong phiên giao dịch trước, giá vàng giao ngay tiếp tục giảm 0,3% xuống 1.775,4 USD/ounce vào lúc 13 giờ 09 phút giờ Việt Nam.
Đồng USD đã lấy lại sinh lực so với một số đồng tiền châu Á (như đồng SGD, won hay TWD) do nhà đầu tư ngại bị rủi ro sau vài tháng rơi vào tình trạng bán tháo (nguyên nhân một phần là do chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ).
Phiên 22/9 ở Tokyo, đồng USD tăng từ mức 76,48 yen/USD trong phiên 21/9 ở New York lên 76,73 yen/USD. Trong khi đó, đồng euro được giao dịch với giá 104,1 yen/euro, so với mức 103,74 yen/euro trong phiên trước. Còn tỷ giá euro/USD không đổi, đứng ở mức 1,3562 USD/euro.
Theo giới phân tích, thị trường vàng đang phải gồng mình đối phó với sức ép của đồng USD mạnh lên, sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố chương trình kích thích kinh tế trị giá 400 tỷ USD.
Kế hoạch khuyến khích kinh tế trị giá 400 tỷ USD, được đặt tên là "Operation Twist", nhằm giảm lãi suất trong thời gian dài hạn. Động thái này không có nghĩa là Mỹ sẽ in thêm tiền vào hệ thống mà sẽ giúp hạ lãi suất, đồng thời thúc các ngân hàng đang dồi dào tiền mặt đưa nguồn dự trữ nhàn rỗi này vào hoạt động.
John Kyriakopoulos, chiến lược gia về ngoai hối của Ngân hàng quốc gia Australia nhận định: Quyết định trên của FED khiến thị trường thất vọng, vì FED chỉ hành động ở mức tối thiểu, trong khi lại đưa ra cảnh báo về triển vọng sa sút nghiêm trọng của nền kinh tế.
Việc ba ngân hàng của Mỹ bị hãng Moody hạ mức xếp hạng tín dụng, cũng như việc FED đề cập đến "những căng thẳng trên các thị trường tài chính toàn cầu" cũng gây sức ép lớn đối với nhà đầu tư. Kết quả là, tâm lý e ngại rủi ro theo thang, làm thúc đẩy nhu cầu tìm đến đồng USD như một "nơi trú ẩn an toàn"./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)