Tờ Thời báo Tài chính của Anh ngày 28/2 đã công bố báo cáo của hãng tư vấn McKinsey cho biết dòng vốn xuyên biên giới trên toàn cầu đã giảm hơn 60% so với mức đỉnh trước cuộc khủng hoảng tài chính; trong đó, Anh bị sụt giảm lớn nhất, do việc cắt giảm mạnh trong lĩnh vực tài chính toàn cầu và gây nhiều áp lực đối với các ngân hàng trên thế giới.
Báo cáo trên cho hay các khoản cho vay và đầu tư giữa các quốc gia trong năm 2012 chỉ đạt 4.600 tỷ USD, giảm nhiều so với mức 11.800 tỷ USD trong năm 2007. Theo McKinsey, phần lớn sự suy giảm trên là kết quả của cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu. Trong khi đó, dòng vốn tại các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới thì ổn định hơn.
McKinsey nói sự sụt giảm mạnh trên “cho thấy sự phát triển trong tương lai của việc toàn cầu hoá tài chính khá mong manh”, đồng thời cảnh báo về một hệ thống tài chính bị phân chia nhiều qua việc tiếp cận tín dụng hạn chế và chi phí cho vay cao ở một số nước.
Bà Susan Lund, một trong những tác giả của báo cáo trên cho biết mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng trở lại nhưng chưa nhìn thấy sự phục hồi trong toàn cầu hóa tài chính.
Nhằm nhấn mạnh những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã gây ra cho các ngân hàng trong khu vực, báo cáo nói rằng trong khi Tây Âu chiếm đến 56% tăng trưởng dòng vốn giữa những năm 1980-2007, thì kể từ thời điểm đó đến nay, khu vực này lại bị giảm 72% dòng vốn toàn cầu.
Anh không phải là một thành viên trong liên minh tiền tệ châu Âu, nhưng McKinsey vẫn đưa ra số liệu cho thấy dòng vốn xuyên biên giới của Anh giữa những năm 2007 và 2011 đã giảm 82%, phản ánh rõ vai trò là trung tâm giao dịch tài chính trên khắp lục địa của nước này. Hầu hết sự sụt giảm ở Anh là kết quả của việc giảm luồng vốn vào và ra của các khoản vay ngân hàng.
Ngược lại, dòng vốn tại các nền kinh tế đang phát triển đã trở lại gần mức đỉnh trước khủng hoảng, với đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ lệ phần trăm lớn hơn ở các nước phát triển. Dòng vốn chảy ra khỏi các nước đang phát triển thậm chí đã tăng nhanh hơn so với dòng vốn chảy vào, lên tới 1.800 tỷ USD so với mức 295 tỷ USD trong năm 2000.
Theo McKinsey, Trung Quốc hiện là nguồn cho vay lớn của các nước Mỹ Latinh hơn cả Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển liên Mỹ cộng lại./.
Báo cáo trên cho hay các khoản cho vay và đầu tư giữa các quốc gia trong năm 2012 chỉ đạt 4.600 tỷ USD, giảm nhiều so với mức 11.800 tỷ USD trong năm 2007. Theo McKinsey, phần lớn sự suy giảm trên là kết quả của cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu. Trong khi đó, dòng vốn tại các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới thì ổn định hơn.
McKinsey nói sự sụt giảm mạnh trên “cho thấy sự phát triển trong tương lai của việc toàn cầu hoá tài chính khá mong manh”, đồng thời cảnh báo về một hệ thống tài chính bị phân chia nhiều qua việc tiếp cận tín dụng hạn chế và chi phí cho vay cao ở một số nước.
Bà Susan Lund, một trong những tác giả của báo cáo trên cho biết mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng trở lại nhưng chưa nhìn thấy sự phục hồi trong toàn cầu hóa tài chính.
Nhằm nhấn mạnh những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã gây ra cho các ngân hàng trong khu vực, báo cáo nói rằng trong khi Tây Âu chiếm đến 56% tăng trưởng dòng vốn giữa những năm 1980-2007, thì kể từ thời điểm đó đến nay, khu vực này lại bị giảm 72% dòng vốn toàn cầu.
Anh không phải là một thành viên trong liên minh tiền tệ châu Âu, nhưng McKinsey vẫn đưa ra số liệu cho thấy dòng vốn xuyên biên giới của Anh giữa những năm 2007 và 2011 đã giảm 82%, phản ánh rõ vai trò là trung tâm giao dịch tài chính trên khắp lục địa của nước này. Hầu hết sự sụt giảm ở Anh là kết quả của việc giảm luồng vốn vào và ra của các khoản vay ngân hàng.
Ngược lại, dòng vốn tại các nền kinh tế đang phát triển đã trở lại gần mức đỉnh trước khủng hoảng, với đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ lệ phần trăm lớn hơn ở các nước phát triển. Dòng vốn chảy ra khỏi các nước đang phát triển thậm chí đã tăng nhanh hơn so với dòng vốn chảy vào, lên tới 1.800 tỷ USD so với mức 295 tỷ USD trong năm 2000.
Theo McKinsey, Trung Quốc hiện là nguồn cho vay lớn của các nước Mỹ Latinh hơn cả Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển liên Mỹ cộng lại./.
Ngân Bình (TTXVN)