Trong phiên giao dịch ngày 18/1 tại thị trường châu Á, đồng USD biến động ngược chiều so với đồng yen và đồng euro, sau khi Chính phủ Mỹ vừa công bố các số liệu đáng khích lệ về thị trường nhà ở và việc làm.
Trong khi đó, đồng yen lại tiếp tục mất giá trước thềm cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), dự kiến sẽ diễn ra vào tuần tới, với hy vọng rằng các biện pháp nới lỏng tiền tệ tiếp theo sẽ được triển khai nhằm thúc đẩy sức tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng USD được giao dịch ở mức 1,3385 USD đổi 1 euro, giảm nhẹ so với mức tương ứng 1,3375 USD/euro của phiên trước tại thị trường New York.
Tuy nhiên, đồng bạc xanh lại tăng giá so với đồng yen, khi tăng từ mức 89,86 yen/USD lên mức 90,10 yen/USD. Trong khi đó, "đồng tiền chung châu Âu" cũng lên giá so với đồng nội tệ của Nhật Bản giao dịch ở mức 120,63 yen/euro, so với mức tương ứng là 120,20 yen/euro trong phiên 17/1.
Báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ cho hay lượng người thất nghiệp mới trong tuần trước tại nước này đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, trong khi Bộ Thương mại cùng ngày cũng cho biết lượng nhà xây mới trong tháng 12/2012 đã hồi phục mạnh.
Thông tin này đã hỗ trợ tích cực cho tỷ giá đồng USD. Tuy nhiên, sức tăng của đồng bạc xanh không đủ để "đánh bại" đồng euro, khi mà đồng tiền chung của khối 17 quốc gia châu Âu này đã lấy được động lực tăng giá từ cuộc đấu giá thành công trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha, giúp nước này huy động được 4,505 tỷ euro từ việc bán các trái phiếu trung và dài hạn, qua đó khiến lãi suất trái phiếu của Mađrít sụt giảm đáng kể.
Giới phân tích cho rằng sự bấp bênh của đồng yen trong các phiên giao dịch gần đây chủ yếu bị chi phối bởi một loạt các dự báo của giới truyền thông Nhật Bản xung quanh khả năng BoJ sẽ đưa ra một chính sách nới lỏng tiền tệ mới tại cuộc họp chính sách sắp tới, đồng thời nhất trí về mục tiêu nâng tỷ lệ lạm phát lên 2%.
Cũng trong phiên giao dịch này, đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương như đồng rupiah của Indonesia, đồng Đài tệ của Đài Loan, peso của Philippines, won của Hàn Quốc, rupee của Ấn Độ và baht của Thái Lan.
Tuy nhiên, đồng tiền Mỹ lại lên giá so với đồng SGD của Singapore, đứng ở mức 1,2254 SGD/USD, so với mức tương ứng của phiên trước đó là 1,2244 SGD/USD./.
Trong khi đó, đồng yen lại tiếp tục mất giá trước thềm cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), dự kiến sẽ diễn ra vào tuần tới, với hy vọng rằng các biện pháp nới lỏng tiền tệ tiếp theo sẽ được triển khai nhằm thúc đẩy sức tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng USD được giao dịch ở mức 1,3385 USD đổi 1 euro, giảm nhẹ so với mức tương ứng 1,3375 USD/euro của phiên trước tại thị trường New York.
Tuy nhiên, đồng bạc xanh lại tăng giá so với đồng yen, khi tăng từ mức 89,86 yen/USD lên mức 90,10 yen/USD. Trong khi đó, "đồng tiền chung châu Âu" cũng lên giá so với đồng nội tệ của Nhật Bản giao dịch ở mức 120,63 yen/euro, so với mức tương ứng là 120,20 yen/euro trong phiên 17/1.
Báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ cho hay lượng người thất nghiệp mới trong tuần trước tại nước này đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, trong khi Bộ Thương mại cùng ngày cũng cho biết lượng nhà xây mới trong tháng 12/2012 đã hồi phục mạnh.
Thông tin này đã hỗ trợ tích cực cho tỷ giá đồng USD. Tuy nhiên, sức tăng của đồng bạc xanh không đủ để "đánh bại" đồng euro, khi mà đồng tiền chung của khối 17 quốc gia châu Âu này đã lấy được động lực tăng giá từ cuộc đấu giá thành công trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha, giúp nước này huy động được 4,505 tỷ euro từ việc bán các trái phiếu trung và dài hạn, qua đó khiến lãi suất trái phiếu của Mađrít sụt giảm đáng kể.
Giới phân tích cho rằng sự bấp bênh của đồng yen trong các phiên giao dịch gần đây chủ yếu bị chi phối bởi một loạt các dự báo của giới truyền thông Nhật Bản xung quanh khả năng BoJ sẽ đưa ra một chính sách nới lỏng tiền tệ mới tại cuộc họp chính sách sắp tới, đồng thời nhất trí về mục tiêu nâng tỷ lệ lạm phát lên 2%.
Cũng trong phiên giao dịch này, đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương như đồng rupiah của Indonesia, đồng Đài tệ của Đài Loan, peso của Philippines, won của Hàn Quốc, rupee của Ấn Độ và baht của Thái Lan.
Tuy nhiên, đồng tiền Mỹ lại lên giá so với đồng SGD của Singapore, đứng ở mức 1,2254 SGD/USD, so với mức tương ứng của phiên trước đó là 1,2244 SGD/USD./.
Minh Trang (TTXVN)