Ông Marc Stenfert Kroese, Giám đốc doanh nghiệp xã hội Donkey Bakery cho biết trách nhiệm xã hội được coi là điểm cốt lõi trong hoạt động của doanh nghiệp này.
Quan điểm tuyển dụng nhân viên nằm trong triết lý kinh doanh của Donkey Bakery là không dựa trên bằng cấp mà căn cứ vào tính cách, sự nỗ lực học hỏi và ý chí vươn lên, mong muốn thay đổi cuộc sống.
Người lao động được nhận vào công ty có tới 80% là người khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật vận động và hoàn cảnh khó khăn.
Doanh nghiệp Donkey Bakery (ban đầu có tên gọi là Donkey Donuts) được ông Marc Stenfert Kroese - công dân Mỹ và bà Luyen Shell - người Mỹ gốc Việt chung vốn lập vào tháng 8/2009.
Ông Kroese cho biết doanh nghiệp có 25 nhân viên thêu, may và có từ 16 đến 20 nhân viên tiệm bánh. Người khuyết tật chiếm tới 4/5 tổng số nhân viên nhưng trên thực tế, họ đảm đương hầu hết các vị trí từ quản lý đến nhân viên bình thường.
Bằng sự cảm thông, muốn chia sẽ khó khăn với người khuyết tật, doanh nghiệp không chỉ chú ý đào tạo nghề (làm bánh, dịch vụ khách hàng, tài chính, sổ sách, máy tính, kỹ năng quản lý…) mà còn quan tâm khuyến khích sáng tạo cá nhân, cam kết tạo môi trường nâng đỡ cho sự tìm tòi, trau dồi kỹ năng sống quý giá, giúp mỗi cá nhân có thể nâng cao năng lực, ngày càng tự lập hơn, tự tin hơn và tự tạo ra những cơ hội cho mình trong hiện tại và tương lai.
Những nhân viên là người khuyết tật ở Donkey Bakery đã có mặt ở khắp các vị trí công việc của doanh nghiệp. Điều đó xuất phát từ quan điểm của ông Marc Stenfert Kroese và bà Luyen Shell rằng người khuyết tật có thể đóng góp thành công trong một môi trường kinh doanh có lợi nhuận, đòi hỏi cạnh tranh trên thị trường, nơi cần phải duy trì được mức độ cao về kỹ năng chuyên môn, dịch vụ khách hàng, kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu được sắp xếp vị trí thích hợp.
Ngoài mức lương, nhân viên ở Donkey Bakery còn được hỗ trợ thêm về chỗ ở, bữa ăn trưa và thù lao từ những buổi khách hàng đặt tổ chức hội nghị, liên hoan…
Ông Kroese cho biết những người đến làm việc tại Donkey Bakery có thể chưa có kỹ năng nhưng chỉ cần có động cơ tốt, mong muốn được làm việc.
Ông chủ của Donkey Bakery cho rằng người khuyết tật có lòng tự trọng cao và luôn muốn khẳng định bản thân. Để giúp đỡ người khuyết tật, tạo việc làm vẫn chưa đủ mà quan trọng hơn là phải tạo cơ hội, điều kiện cho họ phát triển. Ông cũng có nguyện vọng là sau một thời gian nữa sẽ trao lại doanh nghiệp cho địa phương.
Vào dịp đầu xuân Tân Mão vừa qua, doanh nghiệp Donkey Bakery đã nhận giải thưởng “Giải Băng Xanh” - Giải thưởng dành cho những doanh nghiệp, tổ chức, lao động là người khuyết tật đã có đóng góp xuất sắc trong việc thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật./.
Quan điểm tuyển dụng nhân viên nằm trong triết lý kinh doanh của Donkey Bakery là không dựa trên bằng cấp mà căn cứ vào tính cách, sự nỗ lực học hỏi và ý chí vươn lên, mong muốn thay đổi cuộc sống.
Người lao động được nhận vào công ty có tới 80% là người khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật vận động và hoàn cảnh khó khăn.
Doanh nghiệp Donkey Bakery (ban đầu có tên gọi là Donkey Donuts) được ông Marc Stenfert Kroese - công dân Mỹ và bà Luyen Shell - người Mỹ gốc Việt chung vốn lập vào tháng 8/2009.
Ông Kroese cho biết doanh nghiệp có 25 nhân viên thêu, may và có từ 16 đến 20 nhân viên tiệm bánh. Người khuyết tật chiếm tới 4/5 tổng số nhân viên nhưng trên thực tế, họ đảm đương hầu hết các vị trí từ quản lý đến nhân viên bình thường.
Bằng sự cảm thông, muốn chia sẽ khó khăn với người khuyết tật, doanh nghiệp không chỉ chú ý đào tạo nghề (làm bánh, dịch vụ khách hàng, tài chính, sổ sách, máy tính, kỹ năng quản lý…) mà còn quan tâm khuyến khích sáng tạo cá nhân, cam kết tạo môi trường nâng đỡ cho sự tìm tòi, trau dồi kỹ năng sống quý giá, giúp mỗi cá nhân có thể nâng cao năng lực, ngày càng tự lập hơn, tự tin hơn và tự tạo ra những cơ hội cho mình trong hiện tại và tương lai.
Những nhân viên là người khuyết tật ở Donkey Bakery đã có mặt ở khắp các vị trí công việc của doanh nghiệp. Điều đó xuất phát từ quan điểm của ông Marc Stenfert Kroese và bà Luyen Shell rằng người khuyết tật có thể đóng góp thành công trong một môi trường kinh doanh có lợi nhuận, đòi hỏi cạnh tranh trên thị trường, nơi cần phải duy trì được mức độ cao về kỹ năng chuyên môn, dịch vụ khách hàng, kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu được sắp xếp vị trí thích hợp.
Ngoài mức lương, nhân viên ở Donkey Bakery còn được hỗ trợ thêm về chỗ ở, bữa ăn trưa và thù lao từ những buổi khách hàng đặt tổ chức hội nghị, liên hoan…
Ông Kroese cho biết những người đến làm việc tại Donkey Bakery có thể chưa có kỹ năng nhưng chỉ cần có động cơ tốt, mong muốn được làm việc.
Ông chủ của Donkey Bakery cho rằng người khuyết tật có lòng tự trọng cao và luôn muốn khẳng định bản thân. Để giúp đỡ người khuyết tật, tạo việc làm vẫn chưa đủ mà quan trọng hơn là phải tạo cơ hội, điều kiện cho họ phát triển. Ông cũng có nguyện vọng là sau một thời gian nữa sẽ trao lại doanh nghiệp cho địa phương.
Vào dịp đầu xuân Tân Mão vừa qua, doanh nghiệp Donkey Bakery đã nhận giải thưởng “Giải Băng Xanh” - Giải thưởng dành cho những doanh nghiệp, tổ chức, lao động là người khuyết tật đã có đóng góp xuất sắc trong việc thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)