Nhiều hạng mục thi công các gói thầu thuộc dự án bờ hữu sông Sài Gòn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư, đi qua địa bàn quận 12 vẫn chưa thể triển khai do vướng công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn tất.
Báo cáo với đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/8, ông Bùi Thế Hải, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình Bờ hữu sông Sài Gòn, cho biết dự án đã thực hiện được 90% khối lượng công việc, 200/206 cống điều tiết nước đã xây xong, 57/65 km đường đê bao dọc sông Sài Gòn cũng cơ bản hoàn thành và nhiều nơi phát huy tác dụng ngăn lũ, chống ngập.
Tuy nhiên, còn 10% khối lượng công việc chưa được hoàn thành do vướng giải phóng mặt bằng.
Dự án xây dựng công trình bờ hữu sông Sài Gòn trên địa bàn quận 12 có 11 gói thầu với tổng chiều dài gần 50 km, 140 cống điều tiết, 3 cầu giao thông và 2 cống Đá Bàn, Ba Thôn. Tổng số hộ bị ảnh hưởng và phải bồi thường là 856 hộ với diện tích hơn 464.000m2, dài hơn 42 km.
Theo Ủy ban Nhân dân quận 12, hiện việc di dời đình Hạnh Phú và giải phóng mặt bằng tại phần đất của Công ty A One đang gặp khó khăn nhất và vượt thẩm quyền của quận.
Đối với công tác thi công, hiện gói thầu số 1A còn một đoạn đê bao dài khoảng 800m vướng mặt bằng của Công ty VeWong, Bệnh viện Hiệp Đức và một số hộ dân chưa bàn giao mặt bằng nên không thể thi công đường đê nối liền với đoạn đê ở cầu Bình Phước.
Theo ông Bùi Thế Hải, một nguyên nhân khác khiến việc thi công chậm trễ là do thiết kế của dự án. Điển hình như dự án sẽ có 100 cống bọng của các hộ dân kết nối ra bờ đê theo đường xương cá rồi dẫn ra theo cống xả chính, nhưng các hộ dân không chịu theo thiết kế của dự án mà muốn đấu nối hệ thống cống bọng bằng nhựa từ trong nhà xả trực tiếp ra sông, gây khó khăn cho đơn vị thi công.
Ông Phạm Văn Đông, Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu quận 12 cần nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để các đơn vị thi công hoàn thành công trình trên địa bàn quận.
Bên cạnh đó, các đơn vị thi công dự án cần tiến hành khơi thông những điểm gây chặn dòng thoát nước từ nhà dân ra sông để hạn chế ngập khi có mưa lớn hay triều cường./.
Báo cáo với đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/8, ông Bùi Thế Hải, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình Bờ hữu sông Sài Gòn, cho biết dự án đã thực hiện được 90% khối lượng công việc, 200/206 cống điều tiết nước đã xây xong, 57/65 km đường đê bao dọc sông Sài Gòn cũng cơ bản hoàn thành và nhiều nơi phát huy tác dụng ngăn lũ, chống ngập.
Tuy nhiên, còn 10% khối lượng công việc chưa được hoàn thành do vướng giải phóng mặt bằng.
Dự án xây dựng công trình bờ hữu sông Sài Gòn trên địa bàn quận 12 có 11 gói thầu với tổng chiều dài gần 50 km, 140 cống điều tiết, 3 cầu giao thông và 2 cống Đá Bàn, Ba Thôn. Tổng số hộ bị ảnh hưởng và phải bồi thường là 856 hộ với diện tích hơn 464.000m2, dài hơn 42 km.
Theo Ủy ban Nhân dân quận 12, hiện việc di dời đình Hạnh Phú và giải phóng mặt bằng tại phần đất của Công ty A One đang gặp khó khăn nhất và vượt thẩm quyền của quận.
Đối với công tác thi công, hiện gói thầu số 1A còn một đoạn đê bao dài khoảng 800m vướng mặt bằng của Công ty VeWong, Bệnh viện Hiệp Đức và một số hộ dân chưa bàn giao mặt bằng nên không thể thi công đường đê nối liền với đoạn đê ở cầu Bình Phước.
Theo ông Bùi Thế Hải, một nguyên nhân khác khiến việc thi công chậm trễ là do thiết kế của dự án. Điển hình như dự án sẽ có 100 cống bọng của các hộ dân kết nối ra bờ đê theo đường xương cá rồi dẫn ra theo cống xả chính, nhưng các hộ dân không chịu theo thiết kế của dự án mà muốn đấu nối hệ thống cống bọng bằng nhựa từ trong nhà xả trực tiếp ra sông, gây khó khăn cho đơn vị thi công.
Ông Phạm Văn Đông, Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu quận 12 cần nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để các đơn vị thi công hoàn thành công trình trên địa bàn quận.
Bên cạnh đó, các đơn vị thi công dự án cần tiến hành khơi thông những điểm gây chặn dòng thoát nước từ nhà dân ra sông để hạn chế ngập khi có mưa lớn hay triều cường./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)