Ngày 24/11, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh công bố dự án khoa học công nghệ “Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng” (RFID).
Dự án được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt đầu tư và ủy quyền cho Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), thuộc Đại học Quốc gia – Hồ Chí Minh là chủ đầu tư triển khai dự án.
Tổng kinh phí đầu tư dự án là gần 146 tỷ đồng, trong đó 124,825 tỷ đồng từ ngân sách Bộ Khoa học và Công nghệ và 20,931 tỷ đồng từ Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS). Thời gian thực hiện trong 4 năm với mục đích thiết kế và sản xuất thử nghiệm chíp vi xử lý 32- bit công suất thấp, có tính cạnh tranh cao (dựa trên chip VN 1632) và các lõi IP có liên quan. Từ đó, thiết kế và sản xuất chip RFID HF và UHF, đầu đọc RFID cũng như một số hệ thống ứng dụng sử dụng chip RFID.
Sau khi kết thúc dự án, CNS và ICDREC sẽ phối hợp để kinh doanh sản phẩm đã được nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công,
Ngoài CNS, tham gia dự án này còn có Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Tế, Đại học Công nghệ Thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Công nghệ - (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Bưu chính viễn thông nhằm tạo ra nhiều hơn nữa các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực vi mạch Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn các bên đối tác cần phải hợp tác, nỗ lực nghiên cứu, phát triển dự án, đưa các sản phẩm vào thực tiễn, mang lại hiệu quả về kinh tế. Sự thành công của dự án sẽ có tác động mạnh mẽ đến các dự án công nghệ cao khác của quốc gia và cho phép Việt Nam trở thành nước có khá năng chế tạo, làm chủ công nghệ thiết kế vi mạch, điện tử.
RFID là công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến, có ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực. Hiện nay, các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Nhật,… rất quan tâm phát triển công nghệ này nhằm cung cấp các thiết bị giám sát, quản lý, trong kinh doanh (thẻ thanh toán điện tử), quốc tịch (thẻ từ chứng minh nhân dân), giáo dục (thư viện)./.
Dự án được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt đầu tư và ủy quyền cho Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), thuộc Đại học Quốc gia – Hồ Chí Minh là chủ đầu tư triển khai dự án.
Tổng kinh phí đầu tư dự án là gần 146 tỷ đồng, trong đó 124,825 tỷ đồng từ ngân sách Bộ Khoa học và Công nghệ và 20,931 tỷ đồng từ Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS). Thời gian thực hiện trong 4 năm với mục đích thiết kế và sản xuất thử nghiệm chíp vi xử lý 32- bit công suất thấp, có tính cạnh tranh cao (dựa trên chip VN 1632) và các lõi IP có liên quan. Từ đó, thiết kế và sản xuất chip RFID HF và UHF, đầu đọc RFID cũng như một số hệ thống ứng dụng sử dụng chip RFID.
Sau khi kết thúc dự án, CNS và ICDREC sẽ phối hợp để kinh doanh sản phẩm đã được nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công,
Ngoài CNS, tham gia dự án này còn có Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Tế, Đại học Công nghệ Thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Công nghệ - (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Bưu chính viễn thông nhằm tạo ra nhiều hơn nữa các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực vi mạch Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn các bên đối tác cần phải hợp tác, nỗ lực nghiên cứu, phát triển dự án, đưa các sản phẩm vào thực tiễn, mang lại hiệu quả về kinh tế. Sự thành công của dự án sẽ có tác động mạnh mẽ đến các dự án công nghệ cao khác của quốc gia và cho phép Việt Nam trở thành nước có khá năng chế tạo, làm chủ công nghệ thiết kế vi mạch, điện tử.
RFID là công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến, có ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực. Hiện nay, các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Nhật,… rất quan tâm phát triển công nghệ này nhằm cung cấp các thiết bị giám sát, quản lý, trong kinh doanh (thẻ thanh toán điện tử), quốc tịch (thẻ từ chứng minh nhân dân), giáo dục (thư viện)./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)