Ngày 27/2, chính quyền Thái Lan đã quyết định cấp thị thực nhập cảnh 90 ngày cho các du khách từ sáu nước thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh muốn vào Thái Lan chữa bệnh.
Quyết định này được đánh giá là phù hợp với chính sách phát triển Thái Lan thành một trung tâm y tế quốc tế của Chính phủ hiện nay.
Theo quyết định, thị thực nhập cảnh đối với công dân của các nước Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất sẽ được tăng từ 30 ngày lên 90 ngày và được thực hiện từ đầu năm 2013.
Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe của Thái Lan đang thu hút được rất nhiều bệnh nhân từ các nước Vùng Vịnh, thậm chí chính phủ của các nước nói trên cũng rất quan tâm tới việc phối hợp với Thái Lan để phát triển các dịch vụ này.
Chính sách phát triển Thái Lan trở thành trung tâm y tế quốc tế của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã được thực hiện từ năm 2012, trong đó tập trung vào ba lĩnh vực dịch vụ điều trị y tế hiện đại, dịch vụ y học cổ truyền và chăm sóc sức khỏe.
Thủ tướng Thái Lan cho rằng chính sách này sẽ góp phần thúc đẩy việc du lịch khám chữa bệnh và tạo thêm nguồn thu nhập cho đất nước.
Dự kiến chính sách này sẽ được thực hiện đối với các nước ASEAN khi Cộng đồng chung ASEAN được hình thành vào năm 2015. ASEAN tổng cộng có khoảng gần 600 triệu người do vậy sẽ là thị trường lớn đối với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe của Thái Lan.
Số liệu thống kê gần đây của Bộ Y tế Thái Lan cho biết khách du lịch nước ngoài tới Thái Lan sử dụng dịch vụ y tế trong năm ngoái lên tới hơn hai triệu lượt.
Dịch vụ này gồm kiểm tra y tế, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật chuyển giới tính, phẫu thuật chỉnh hình, chăm sóc răng miệng và phẫu thuật tim. Dịch vụ du lịch y tế đã mang lại nguồn thu hơn 120 triệu bạt (hơn 40 triệu USD) cho Thái Lan trong năm 2012.
[Ngành y tế tại Thái Lan tích cực chuẩn bị hội nhập]
Theo số liệu của Cơ quan quản lý dược phẩm Thái Lan, xuất khẩu thuốc của nước này cũng đang nhận được những phản ứng tích cực từ thị trường ASEAN, đặc biệt là ở Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar. Những sản phẩm được ưa chuộng nhất là thuốc điều trị AIDS, điều trị đái tháo đường và điều trị tăng huyết áp.
Năm ngoái, Thái Lan đã thu về 80 triệu baht (2,67 triệu USD) từ xuất khẩu thuốc sang các nước ASEAN. Lý do để ngành y tế Thái Lan có uy tín trên thị trường ASEAN là tiêu chuẩn và chất lượng của các sản phẩm thuốc đã được người tiêu dùng tin tưởng.
Thái Lan vẫn nổi tiếng là nơi có dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao, với giá cả hợp lý. Cơ sở hạ tầng y tế và trang thiết bị cùng đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên kỹ thuật được coi là thế mạnh của Thái Lan. Y học cổ truyền và thuốc đông y của Thái Lan cũng đã bắt đầu được ghi nhận một cách rộng rãi khi Thái Lan tập trung phát triển lĩnh vực này./.
Quyết định này được đánh giá là phù hợp với chính sách phát triển Thái Lan thành một trung tâm y tế quốc tế của Chính phủ hiện nay.
Theo quyết định, thị thực nhập cảnh đối với công dân của các nước Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất sẽ được tăng từ 30 ngày lên 90 ngày và được thực hiện từ đầu năm 2013.
Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe của Thái Lan đang thu hút được rất nhiều bệnh nhân từ các nước Vùng Vịnh, thậm chí chính phủ của các nước nói trên cũng rất quan tâm tới việc phối hợp với Thái Lan để phát triển các dịch vụ này.
Chính sách phát triển Thái Lan trở thành trung tâm y tế quốc tế của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã được thực hiện từ năm 2012, trong đó tập trung vào ba lĩnh vực dịch vụ điều trị y tế hiện đại, dịch vụ y học cổ truyền và chăm sóc sức khỏe.
Thủ tướng Thái Lan cho rằng chính sách này sẽ góp phần thúc đẩy việc du lịch khám chữa bệnh và tạo thêm nguồn thu nhập cho đất nước.
Dự kiến chính sách này sẽ được thực hiện đối với các nước ASEAN khi Cộng đồng chung ASEAN được hình thành vào năm 2015. ASEAN tổng cộng có khoảng gần 600 triệu người do vậy sẽ là thị trường lớn đối với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe của Thái Lan.
Số liệu thống kê gần đây của Bộ Y tế Thái Lan cho biết khách du lịch nước ngoài tới Thái Lan sử dụng dịch vụ y tế trong năm ngoái lên tới hơn hai triệu lượt.
Dịch vụ này gồm kiểm tra y tế, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật chuyển giới tính, phẫu thuật chỉnh hình, chăm sóc răng miệng và phẫu thuật tim. Dịch vụ du lịch y tế đã mang lại nguồn thu hơn 120 triệu bạt (hơn 40 triệu USD) cho Thái Lan trong năm 2012.
[Ngành y tế tại Thái Lan tích cực chuẩn bị hội nhập]
Theo số liệu của Cơ quan quản lý dược phẩm Thái Lan, xuất khẩu thuốc của nước này cũng đang nhận được những phản ứng tích cực từ thị trường ASEAN, đặc biệt là ở Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar. Những sản phẩm được ưa chuộng nhất là thuốc điều trị AIDS, điều trị đái tháo đường và điều trị tăng huyết áp.
Năm ngoái, Thái Lan đã thu về 80 triệu baht (2,67 triệu USD) từ xuất khẩu thuốc sang các nước ASEAN. Lý do để ngành y tế Thái Lan có uy tín trên thị trường ASEAN là tiêu chuẩn và chất lượng của các sản phẩm thuốc đã được người tiêu dùng tin tưởng.
Thái Lan vẫn nổi tiếng là nơi có dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao, với giá cả hợp lý. Cơ sở hạ tầng y tế và trang thiết bị cùng đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên kỹ thuật được coi là thế mạnh của Thái Lan. Y học cổ truyền và thuốc đông y của Thái Lan cũng đã bắt đầu được ghi nhận một cách rộng rãi khi Thái Lan tập trung phát triển lĩnh vực này./.
Hà Linh/Bangkok (Vietnam+)