Du lịch làng nghề là loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống, kết hợp mua sắm những hàng hóa đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống.
Tuy nhiên, trên thực tế, các tour gắn với làng nghề còn mang tính tự phát, chưa được chú trọng... để trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng.
Vẫn ở dạng tiềm năng
Anh Dương Xuân Tráng, Giám đốc chi nhánh Công ty Du lịch Mai Phượng Vi tại Hà Nội kể: “Có lần tôi dẫn đoàn khách Pháp đi mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại khu phố cổ, đi vài cửa hàng nhưng họ không ưng ý. Khi được hỏi lý do tại sao, thì khách bảo rằng, đó không phải là đồ thủ công truyền thống mà là hàng sản xuất hàng loạt, bởi cái nào cũng giống hệt cái nào.
Họ muốn mua đồ thủ công truyền thống làm bằng tay có những sự khác biệt hoặc đến tận nơi sản xuất xem quá trình làm của người thợ thủ công. Do đó, đối với khách du lịch quốc tế, du lịch làng nghề là một nhu cầu rất lớn, nhằm tìm hiểu về văn hóa truyền thống của Việt Nam. Quan trọng là chúng ta sẽ khai thác nó như thế nào?”
Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), ông Vũ Thế Bình khẳng định làng nghề truyền thống đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch. Hàng thủ công truyền thống là một phần quan trọng của du lịch, là một trong ít mặt hàng phản ánh văn hóa bản địa đặc sắc.
Hàng thủ công truyền thống có thể được ví như biểu tượng văn hóa và nghệ thuật của một quốc gia, là nhân tố quan trọng để hấp dẫn du khách. Xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống thông qua việc bán cho khách du lịch đã mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ.
Điển hình nhất trong việc phát triển làng nghề với du lịch là làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Người dân ở đây khá nhạy bén khi có nhiều hình thức lôi kéo sự tham gia của khách vào quá trình làm nghề, tạo sự hứng thú cho khách du lịch.
Còn lại, hầu như các làng nghề khác đều bị bỏ quên, mặc dù có chủ trương từ cấp quản lý gắn làng nghề với phát triển du lịch như cụm làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái…
Các làng nghề này dù có định hướng phát triển du lịch từ những năm 2003-2004, có tên trong sản phẩm tour của các hãng lữ hành, song các tour đến đây vẫn chưa có biến chuyển tích cực, lượng khách rất ít.
Hiện cả nước có khoảng 3.000 làng nghề; trong đó có 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề làm ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau; trong đó nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm. Tiềm năng là vậy nhưng ít khách đến làng nghề dù có khá nhiều chương trình tour giới thiệu.
Ông Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, tại các làng nghề này chưa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách tham quan nghèo nàn. Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch chưa cao bởi họ chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại. Một làng nghề được coi là phát triển du lịch khi thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25% thu nhập của làng.
Bên cạnh đó, một số làng nghề hướng phát triển du lịch nhưng hạ tầng giao thông và môi trường còn nhiều bất cập.
Về phía cơ quan quản lý chuyên ngành du lịch, ông Vũ Thế Bình cho rằng: “Hiện chúng ta thiếu kế hoạch đồng bộ, dài hơi về làng nghề. Một số địa phương có quy hoạch làng nghề với du lịch nhưng quy hoạch thiếu thực tiễn và không được thực hiện nghiêm chỉnh. Việc quản lý làng nghề còn chồng chéo, không thống nhất dẫn đến không có người chịu trách nhiệm cụ thể. Đó là chưa kể việc chèo kéo khách, ô nhiễm môi trường tại làng nghề khiến khó hấp dẫn du khách…”
Tìm sản phẩm phù hợp với thị hiếu
Mô hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành hướng đi mới trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam. Các làng nghề thường nằm trên trục đường giao thông, cả đường sông lẫn đường bộ, không chỉ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa mà tiện xây dựng tour, tuyến du lịch.
Khi tham gia tour du lịch làng nghề, khách không chỉ được ngắm khung cảnh làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống.
Ông Vũ Thế Bình cho rằng, bằng sự nhạy bén, thông qua hoạt động phục vụ du lịch, một số nghề thủ công truyền thống đã được phục hồi như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh)… Thu nhập từ du lịch đã trở thành nguồn thu không nhỏ tại các làng nghề.
Trong khu vực, các nước như Thái Lan, Malaysia đã đạt được những kết quả khả quan trong việc phát triển du lịch gắn với nghề thủ công.
Thái Lan có chính sách “mỗi làng một nghề tiêu biểu” và người dân tại các làng nghề gắn với du lịch có đời sống khá giả nhờ bán hàng thủ công truyền thống, hàng lưu niệm cho khách du lịch. Trong khi đó, tại Việt Nam, phần lớn các làng nghề đang sản xuất cái chúng ta có chứ chưa sản xuất cái khách du lịch cần.
Để phát triển du lịch làng nghề, chúng ta phải đáp ứng được nhu cầu của du khách. Muốn vậy, các cơ sở sản xuất tại làng nghề phải đầu tư nghiên cứu thị trường từng đối tượng khách để sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã, màu sắc phù hợp.
Trước mắt là tổ chức bán sản phẩm thủ công truyền thống tại các điểm du lịch. Còn lâu dài, muốn làng nghề trở thành điểm du lịch, chúng ta cần có quy hoạch, đầu tư về hạ tầng giao thông, cơ sở đón tiếp khách, điểm trình diễn; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá./.
Tuy nhiên, trên thực tế, các tour gắn với làng nghề còn mang tính tự phát, chưa được chú trọng... để trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng.
Vẫn ở dạng tiềm năng
Anh Dương Xuân Tráng, Giám đốc chi nhánh Công ty Du lịch Mai Phượng Vi tại Hà Nội kể: “Có lần tôi dẫn đoàn khách Pháp đi mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại khu phố cổ, đi vài cửa hàng nhưng họ không ưng ý. Khi được hỏi lý do tại sao, thì khách bảo rằng, đó không phải là đồ thủ công truyền thống mà là hàng sản xuất hàng loạt, bởi cái nào cũng giống hệt cái nào.
Họ muốn mua đồ thủ công truyền thống làm bằng tay có những sự khác biệt hoặc đến tận nơi sản xuất xem quá trình làm của người thợ thủ công. Do đó, đối với khách du lịch quốc tế, du lịch làng nghề là một nhu cầu rất lớn, nhằm tìm hiểu về văn hóa truyền thống của Việt Nam. Quan trọng là chúng ta sẽ khai thác nó như thế nào?”
Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), ông Vũ Thế Bình khẳng định làng nghề truyền thống đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch. Hàng thủ công truyền thống là một phần quan trọng của du lịch, là một trong ít mặt hàng phản ánh văn hóa bản địa đặc sắc.
Hàng thủ công truyền thống có thể được ví như biểu tượng văn hóa và nghệ thuật của một quốc gia, là nhân tố quan trọng để hấp dẫn du khách. Xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống thông qua việc bán cho khách du lịch đã mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ.
Điển hình nhất trong việc phát triển làng nghề với du lịch là làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Người dân ở đây khá nhạy bén khi có nhiều hình thức lôi kéo sự tham gia của khách vào quá trình làm nghề, tạo sự hứng thú cho khách du lịch.
Còn lại, hầu như các làng nghề khác đều bị bỏ quên, mặc dù có chủ trương từ cấp quản lý gắn làng nghề với phát triển du lịch như cụm làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái…
Các làng nghề này dù có định hướng phát triển du lịch từ những năm 2003-2004, có tên trong sản phẩm tour của các hãng lữ hành, song các tour đến đây vẫn chưa có biến chuyển tích cực, lượng khách rất ít.
Hiện cả nước có khoảng 3.000 làng nghề; trong đó có 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề làm ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau; trong đó nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm. Tiềm năng là vậy nhưng ít khách đến làng nghề dù có khá nhiều chương trình tour giới thiệu.
Ông Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, tại các làng nghề này chưa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách tham quan nghèo nàn. Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch chưa cao bởi họ chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại. Một làng nghề được coi là phát triển du lịch khi thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25% thu nhập của làng.
Bên cạnh đó, một số làng nghề hướng phát triển du lịch nhưng hạ tầng giao thông và môi trường còn nhiều bất cập.
Về phía cơ quan quản lý chuyên ngành du lịch, ông Vũ Thế Bình cho rằng: “Hiện chúng ta thiếu kế hoạch đồng bộ, dài hơi về làng nghề. Một số địa phương có quy hoạch làng nghề với du lịch nhưng quy hoạch thiếu thực tiễn và không được thực hiện nghiêm chỉnh. Việc quản lý làng nghề còn chồng chéo, không thống nhất dẫn đến không có người chịu trách nhiệm cụ thể. Đó là chưa kể việc chèo kéo khách, ô nhiễm môi trường tại làng nghề khiến khó hấp dẫn du khách…”
Tìm sản phẩm phù hợp với thị hiếu
Mô hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành hướng đi mới trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam. Các làng nghề thường nằm trên trục đường giao thông, cả đường sông lẫn đường bộ, không chỉ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa mà tiện xây dựng tour, tuyến du lịch.
Khi tham gia tour du lịch làng nghề, khách không chỉ được ngắm khung cảnh làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống.
Ông Vũ Thế Bình cho rằng, bằng sự nhạy bén, thông qua hoạt động phục vụ du lịch, một số nghề thủ công truyền thống đã được phục hồi như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh)… Thu nhập từ du lịch đã trở thành nguồn thu không nhỏ tại các làng nghề.
Trong khu vực, các nước như Thái Lan, Malaysia đã đạt được những kết quả khả quan trong việc phát triển du lịch gắn với nghề thủ công.
Thái Lan có chính sách “mỗi làng một nghề tiêu biểu” và người dân tại các làng nghề gắn với du lịch có đời sống khá giả nhờ bán hàng thủ công truyền thống, hàng lưu niệm cho khách du lịch. Trong khi đó, tại Việt Nam, phần lớn các làng nghề đang sản xuất cái chúng ta có chứ chưa sản xuất cái khách du lịch cần.
Để phát triển du lịch làng nghề, chúng ta phải đáp ứng được nhu cầu của du khách. Muốn vậy, các cơ sở sản xuất tại làng nghề phải đầu tư nghiên cứu thị trường từng đối tượng khách để sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã, màu sắc phù hợp.
Trước mắt là tổ chức bán sản phẩm thủ công truyền thống tại các điểm du lịch. Còn lâu dài, muốn làng nghề trở thành điểm du lịch, chúng ta cần có quy hoạch, đầu tư về hạ tầng giao thông, cơ sở đón tiếp khách, điểm trình diễn; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)