Tỉnh Nam Định, vùng đất có bề dày truyền thống lâu đời, là nơi sản sinh ra nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng, với khoảng 100 làng nghề; trong đó có 18 làng nghề truyền thống có lịch sử hàng trăm năm.
Nhiều làng nghề đã nổi danh khắp cả nước như đồ gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa ươm tơ Cổ Chất, trồng hoa cây cảnh Vị Khê.
Tỉnh Nam Định cũng được du khách cả nước biết đến với hơn 1.600 Di tích lịch sử-văn hóa gắn với các lễ hội truyền thống như đền Trần, chùa Tháp Phổ Minh, đền Bảo Lộc, Phủ Dày, chùa Cổ lễ...
Năm 2010, lần đầu tiên ngành du lịch Nam Định đã đón được 2 triệu khách du lịch. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự đóng góp của các làng nghề trong thành tích này vẫn còn hết sức khiêm tốn mặc dù một số làng nghề của địa phương này hội tụ một số yếu tố để thu hút du khách như có cảnh quan đẹp, có nghề truyền thống lâu đời và các sản phẩm độc đáo, tinh xảo.
Theo ông Nguyễn Công Khương, Trưởng phòng Quản lý du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, việc khai thác, phát huy các giá trị du lịch làng nghề của tỉnh Nam Định hiện vẫn còn nhiều hạn chế và du lịch làng nghề của tỉnh nhà chỉ mới ở dạng "tiềm năng chưa được đánh thức."
Tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhưng đang hoạt động theo kiểu tự phát và chưa được đầu tư nhiều để biến thành các sản phẩm hay thương hiệu du lịch. Các làng nghề tại địa phương vẫn "chưa thực sự sẵn sàng" để đón khách du lịch và chưa phải là một sản phẩm hấp dẫn. Có chăng hiện nay mới chỉ có làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê ở xã Điền xá, huyện Nam Trực, có khả năng phát triển mô hình du lịch Homestay.
Trên thực tế, trong số các làng nghề của tỉnh Nam Định hiện mới chỉ có làng trồng hoa cây cảnh Vị Khê đang được một số công ty lữ hành đưa vào tour du lịch của mình.
Tuy nhiên, mỗi năm, làng nghề truyền thống có lịch sử trên 700 năm này cũng chỉ đón tiếp được vài ba trăm khách du lịch. Thời gian lưu lại của du khách không lâu do họ chỉ tiện đường kết hợp "ghé qua" trên đường tới thăm các địa danh khác trong tỉnh như bãi biển Thịnh Long của huyện Hải Hậu, bãi biển Quất Lâm, Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy... Do vậy, chuyện thu lợi từ các dịch vụ phục vụ khách hoặc bán các sản phẩm làng nghề cho khách cũng không đáng kể.
Các làng nghề truyền thống của tỉnh Nam Định vẫn còn thiếu nhiều thứ để có thể thu hút được du khách như hạ tầng cơ sở, bãi đỗ xe, nơi giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm, hướng dẫn viên, cơ sở sản xuất cho khách tham quan và trải nghiệm... Ở nhiều nơi, các làng nghề chưa có biển panô giới thiệu vị trí, tên, lịch sử của mình đặt tại các trục giao thông...
Ngoài ra, bên cạnh những thế mạnh riêng, điểm hạn chế lớn nhất của các làng nghề Nam Định là đều tập trung tại các vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông đi lại đang còn khó khăn. Việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại các làng nghề truyền thống cũng chưa được tốt, gây ảnh hưởng không tốt tới việc tạo thương hiệu, điểm đến cho khách du lịch. Cảnh quan các làng nghề cũng đã ít nhiều bị "biến dạng" trước áp lực đô thị hóa ngày càng tăng và phong trào cơ khí hóa.
Theo ông Khương, để khai thác được "mỏ vàng" du lịch làng nghề của mình, trong thời gian tới tỉnh Nam Định sẽ quy hoạch không gian làng nghề trong đó vừa có không gian dành cho khách du lịch tham quan mua sắm, vừa có không gian dành cho phát triển sản xuất; quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững và tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở bằng cách tranh thủ nhiều nguồn vốn khác nhau.
Ngành văn hóa, thể thao và du lịch cũng cần quan tâm đến việc chỉnh lý, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu về các làng nghề cũng như công tác phục hồi và phát huy các lễ hội làng nghề, bồi dưỡng các hướng dẫn viên bản địa để trực tiếp vừa làm, vừa giới thiệu cho du khách.
Ngoài ra, tỉnh cũng cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch, trong đó có sản phẩm du lịch làng nghề trên nhiều kênh thông tin khác nhau./.
Nhiều làng nghề đã nổi danh khắp cả nước như đồ gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa ươm tơ Cổ Chất, trồng hoa cây cảnh Vị Khê.
Tỉnh Nam Định cũng được du khách cả nước biết đến với hơn 1.600 Di tích lịch sử-văn hóa gắn với các lễ hội truyền thống như đền Trần, chùa Tháp Phổ Minh, đền Bảo Lộc, Phủ Dày, chùa Cổ lễ...
Năm 2010, lần đầu tiên ngành du lịch Nam Định đã đón được 2 triệu khách du lịch. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự đóng góp của các làng nghề trong thành tích này vẫn còn hết sức khiêm tốn mặc dù một số làng nghề của địa phương này hội tụ một số yếu tố để thu hút du khách như có cảnh quan đẹp, có nghề truyền thống lâu đời và các sản phẩm độc đáo, tinh xảo.
Theo ông Nguyễn Công Khương, Trưởng phòng Quản lý du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, việc khai thác, phát huy các giá trị du lịch làng nghề của tỉnh Nam Định hiện vẫn còn nhiều hạn chế và du lịch làng nghề của tỉnh nhà chỉ mới ở dạng "tiềm năng chưa được đánh thức."
Tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhưng đang hoạt động theo kiểu tự phát và chưa được đầu tư nhiều để biến thành các sản phẩm hay thương hiệu du lịch. Các làng nghề tại địa phương vẫn "chưa thực sự sẵn sàng" để đón khách du lịch và chưa phải là một sản phẩm hấp dẫn. Có chăng hiện nay mới chỉ có làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê ở xã Điền xá, huyện Nam Trực, có khả năng phát triển mô hình du lịch Homestay.
Trên thực tế, trong số các làng nghề của tỉnh Nam Định hiện mới chỉ có làng trồng hoa cây cảnh Vị Khê đang được một số công ty lữ hành đưa vào tour du lịch của mình.
Tuy nhiên, mỗi năm, làng nghề truyền thống có lịch sử trên 700 năm này cũng chỉ đón tiếp được vài ba trăm khách du lịch. Thời gian lưu lại của du khách không lâu do họ chỉ tiện đường kết hợp "ghé qua" trên đường tới thăm các địa danh khác trong tỉnh như bãi biển Thịnh Long của huyện Hải Hậu, bãi biển Quất Lâm, Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy... Do vậy, chuyện thu lợi từ các dịch vụ phục vụ khách hoặc bán các sản phẩm làng nghề cho khách cũng không đáng kể.
Các làng nghề truyền thống của tỉnh Nam Định vẫn còn thiếu nhiều thứ để có thể thu hút được du khách như hạ tầng cơ sở, bãi đỗ xe, nơi giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm, hướng dẫn viên, cơ sở sản xuất cho khách tham quan và trải nghiệm... Ở nhiều nơi, các làng nghề chưa có biển panô giới thiệu vị trí, tên, lịch sử của mình đặt tại các trục giao thông...
Ngoài ra, bên cạnh những thế mạnh riêng, điểm hạn chế lớn nhất của các làng nghề Nam Định là đều tập trung tại các vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông đi lại đang còn khó khăn. Việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại các làng nghề truyền thống cũng chưa được tốt, gây ảnh hưởng không tốt tới việc tạo thương hiệu, điểm đến cho khách du lịch. Cảnh quan các làng nghề cũng đã ít nhiều bị "biến dạng" trước áp lực đô thị hóa ngày càng tăng và phong trào cơ khí hóa.
Theo ông Khương, để khai thác được "mỏ vàng" du lịch làng nghề của mình, trong thời gian tới tỉnh Nam Định sẽ quy hoạch không gian làng nghề trong đó vừa có không gian dành cho khách du lịch tham quan mua sắm, vừa có không gian dành cho phát triển sản xuất; quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững và tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở bằng cách tranh thủ nhiều nguồn vốn khác nhau.
Ngành văn hóa, thể thao và du lịch cũng cần quan tâm đến việc chỉnh lý, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu về các làng nghề cũng như công tác phục hồi và phát huy các lễ hội làng nghề, bồi dưỡng các hướng dẫn viên bản địa để trực tiếp vừa làm, vừa giới thiệu cho du khách.
Ngoài ra, tỉnh cũng cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch, trong đó có sản phẩm du lịch làng nghề trên nhiều kênh thông tin khác nhau./.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)