Việc Ủy ban châu Âu (EC) phán quyết tất cả các hãng hàng không của Philippines đều không an toàn đã giáng một đòn mạnh vào ngành du lịch nước này.
Tất cả các tour du lịch từ châu Âu tới Philippines đều bị hủy bỏ cho dù không có hãng hàng không nào của Philippines bay tới châu Âu.
Hưởng ứng quyết định bất tín nhiệm của Liên minh châu Âu (EU) về an toàn hàng không của Philippines, các công ty bảo hiểm châu Âu đã ngừng bán bảo hiểm cho du khách, thậm chí là cả khách đi các hãng hàng không nội địa ở Philippines.
Bộ trưởng Du lịch Philippines Joseph Durano cho biết các hãng du lịch lớn của Đức, Anh và Pháp đã lấy làm tiếc vì phải thông báo hủy bỏ các tour du lịch của họ với phía Philippines. Như vậy là toàn bộ ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Kể từ ngày 1/4, EC đã cấm tất cả các hãng hàng không Philippines bay tới 27 nước trong Liên minh châu Âu (EU) do lo ngại về tiêu chuẩn an toàn hàng không của nước này.
Bản thân các hãng hàng không Philippines không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi từ năm 1999 tới nay, không có một hãng nào có các chuyến bay tới các nước thành viên EU. Tuy nhiên, EU đã cấm các công ty bảo hiểm châu Âu bán bảo hiểm hàng không cho các du khách mua tour tới nước này.
Nhiều tour du lịch dự kiến từ tháng 4-8/2010 đã bị hủy bỏ. Trong khi đó, việc đăng ký các tour tiếp theo cũng bị ngừng lại để xem liệu EU có tiếp tục duy trì lệnh cấm này đối với Philippines sau khi tiến hành một cuộc kiểm tra vào tháng Năm hay không.
Theo ông Durano, nếu Philippines không nhanh chóng được loại khỏi "sổ đen" thì ngành du lịch nước này khó có thể thoát khỏi thua lỗ lớn. Ông đã kêu gọi các quan chức hàng không trong nước nhanh chóng giải quyết vấn đề này để các tour du lịch dự kiến vào cuối năm nay có thể được thực hiện.
Các quan chức hàng không Philippines khẳng định rằng các hãng hàng không của họ vẫn bảo đảm an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Họ hy vọng cuộc kiểm tra trong tháng Năm tới của Ủy ban an toàn hàng không châu Âu sẽ làm thay đổi lệnh cấm hiện nay.
Số liệu của Bộ Du lịch Philippines cho thấy lượng du khách châu Âu đến nước này trong tháng 1/2010, trước khi có lệnh cấm, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Tất cả các tour du lịch từ châu Âu tới Philippines đều bị hủy bỏ cho dù không có hãng hàng không nào của Philippines bay tới châu Âu.
Hưởng ứng quyết định bất tín nhiệm của Liên minh châu Âu (EU) về an toàn hàng không của Philippines, các công ty bảo hiểm châu Âu đã ngừng bán bảo hiểm cho du khách, thậm chí là cả khách đi các hãng hàng không nội địa ở Philippines.
Bộ trưởng Du lịch Philippines Joseph Durano cho biết các hãng du lịch lớn của Đức, Anh và Pháp đã lấy làm tiếc vì phải thông báo hủy bỏ các tour du lịch của họ với phía Philippines. Như vậy là toàn bộ ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Kể từ ngày 1/4, EC đã cấm tất cả các hãng hàng không Philippines bay tới 27 nước trong Liên minh châu Âu (EU) do lo ngại về tiêu chuẩn an toàn hàng không của nước này.
Bản thân các hãng hàng không Philippines không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi từ năm 1999 tới nay, không có một hãng nào có các chuyến bay tới các nước thành viên EU. Tuy nhiên, EU đã cấm các công ty bảo hiểm châu Âu bán bảo hiểm hàng không cho các du khách mua tour tới nước này.
Nhiều tour du lịch dự kiến từ tháng 4-8/2010 đã bị hủy bỏ. Trong khi đó, việc đăng ký các tour tiếp theo cũng bị ngừng lại để xem liệu EU có tiếp tục duy trì lệnh cấm này đối với Philippines sau khi tiến hành một cuộc kiểm tra vào tháng Năm hay không.
Theo ông Durano, nếu Philippines không nhanh chóng được loại khỏi "sổ đen" thì ngành du lịch nước này khó có thể thoát khỏi thua lỗ lớn. Ông đã kêu gọi các quan chức hàng không trong nước nhanh chóng giải quyết vấn đề này để các tour du lịch dự kiến vào cuối năm nay có thể được thực hiện.
Các quan chức hàng không Philippines khẳng định rằng các hãng hàng không của họ vẫn bảo đảm an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Họ hy vọng cuộc kiểm tra trong tháng Năm tới của Ủy ban an toàn hàng không châu Âu sẽ làm thay đổi lệnh cấm hiện nay.
Số liệu của Bộ Du lịch Philippines cho thấy lượng du khách châu Âu đến nước này trong tháng 1/2010, trước khi có lệnh cấm, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)