Ngành du lịch toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3% mỗi năm trong hai thập kỷ tới, với lượng khách quốc tế lần đầu tiên sẽ vượt con số một tỷ vào năm 2012, tăng so với 940 triệu trong năm 2010.
Với tốc độ này, tổng lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt con số 1,8 tỷ vào năm 2030.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch toàn cầu, với khoảng 43 triệu du khách quốc tế tham gia thị trường du lịch mỗi năm, sẽ có năm triệu người ra nước ngoài để nghỉ ngơi thư giãn, mua sắm hoặc có những mục đích khác như thăm bạn bè, thân nhân mỗi ngày vào năm 2030.
Kể từ năm 1995 tới nay, lượng khách du lịch đã tăng gần gấp đôi.
Sau khi trầm lắng trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành du lịch đã hồi phục trong năm 2010, đạt mức tăng trưởng khoảng 7% so với năm trước đó. Lượng khách quốc tế đạt 940 triệu, mang lại doanh thu khoảng 919 tỷ USD. Theo dự đoán, khu vực du lịch sẽ tăng trưởng khoảng từ 4-5% trong năm 2011.
Lượng du khách quốc tế, mà các điểm du lịch tại các nền kinh tế đang nổi thu hút được, sẽ tăng gấp đôi với khoảng 4,4%, trong khi các nền kinh tế phát triển chỉ tăng 2,2% mỗi năm.
Các nền kinh tế đang nổi của châu Á, Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu, Trung Đông và châu Phi sẽ tiếp đón trung bình 30 triệu lượt khách mỗi năm so với 14 triệu du khách đến các điểm truyền thống tại các nền kinh tế phát triển Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và Thái Bình Dương.
Vào năm 2015, các nền kinh tế đang nổi sẽ đón tiếp nhiều khách quốc tế hơn các nền kinh tế phát triển vào năm 2030, thị phần du lịch của các khu vực đang nổi này sẽ đạt 58%. Trong đó, các khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ chiếm nhiều thị phần nhất với 30% vào năm 2030, tăng so với 22% trong năm 2010. Thị phần mà Trung Đông và châu Phi giành được cũng tăng trong khi châu Âu và Bắc Mỹ lại giảm.
Vào năm 2030, Đông Bắc Á sẽ là khu vực có đông du khách tới thăm nhất thế giới, chiếm 16% tổng lượng khách quốc tế, tiếp quản vị trí từ Nam Âu và Đại Trung Hải, nơi chiếm 15% thị phần vào năm 2030. Lượng khách du lịch mà các nền kinh tế đang nổi thu hút được sẽ vượt các nước phát triển trong năm 2012.
Trong hai thập kỷ tới, lượng lớn du khách sẽ đến từ các nước châu Á và Thái Bình Dương, tăng khoảng 5% trung bình mỗi năm, tương đương 17 triệu lượt khách. Tiếp sau là châu Âu tăng 2,5%, tương đương 16 triệu lượt khách mỗi năm.
Trong những thập kỷ tới, du lịch vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội tăng trưởng, ngành du lịch thế giới cũng phải đối mặt với nhiều thách thức bởi ngoài những lợi ích về kinh tế và xã hội, tăng trưởng du lịch cũng kéo theo cả những tác động tiêu cực. Do vậy, điều quan trọng là phát triển du lịch cần phải tuân thủ các nguyên tắc của nó./.
Với tốc độ này, tổng lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt con số 1,8 tỷ vào năm 2030.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch toàn cầu, với khoảng 43 triệu du khách quốc tế tham gia thị trường du lịch mỗi năm, sẽ có năm triệu người ra nước ngoài để nghỉ ngơi thư giãn, mua sắm hoặc có những mục đích khác như thăm bạn bè, thân nhân mỗi ngày vào năm 2030.
Kể từ năm 1995 tới nay, lượng khách du lịch đã tăng gần gấp đôi.
Sau khi trầm lắng trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành du lịch đã hồi phục trong năm 2010, đạt mức tăng trưởng khoảng 7% so với năm trước đó. Lượng khách quốc tế đạt 940 triệu, mang lại doanh thu khoảng 919 tỷ USD. Theo dự đoán, khu vực du lịch sẽ tăng trưởng khoảng từ 4-5% trong năm 2011.
Lượng du khách quốc tế, mà các điểm du lịch tại các nền kinh tế đang nổi thu hút được, sẽ tăng gấp đôi với khoảng 4,4%, trong khi các nền kinh tế phát triển chỉ tăng 2,2% mỗi năm.
Các nền kinh tế đang nổi của châu Á, Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu, Trung Đông và châu Phi sẽ tiếp đón trung bình 30 triệu lượt khách mỗi năm so với 14 triệu du khách đến các điểm truyền thống tại các nền kinh tế phát triển Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và Thái Bình Dương.
Vào năm 2015, các nền kinh tế đang nổi sẽ đón tiếp nhiều khách quốc tế hơn các nền kinh tế phát triển vào năm 2030, thị phần du lịch của các khu vực đang nổi này sẽ đạt 58%. Trong đó, các khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ chiếm nhiều thị phần nhất với 30% vào năm 2030, tăng so với 22% trong năm 2010. Thị phần mà Trung Đông và châu Phi giành được cũng tăng trong khi châu Âu và Bắc Mỹ lại giảm.
Vào năm 2030, Đông Bắc Á sẽ là khu vực có đông du khách tới thăm nhất thế giới, chiếm 16% tổng lượng khách quốc tế, tiếp quản vị trí từ Nam Âu và Đại Trung Hải, nơi chiếm 15% thị phần vào năm 2030. Lượng khách du lịch mà các nền kinh tế đang nổi thu hút được sẽ vượt các nước phát triển trong năm 2012.
Trong hai thập kỷ tới, lượng lớn du khách sẽ đến từ các nước châu Á và Thái Bình Dương, tăng khoảng 5% trung bình mỗi năm, tương đương 17 triệu lượt khách. Tiếp sau là châu Âu tăng 2,5%, tương đương 16 triệu lượt khách mỗi năm.
Trong những thập kỷ tới, du lịch vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội tăng trưởng, ngành du lịch thế giới cũng phải đối mặt với nhiều thách thức bởi ngoài những lợi ích về kinh tế và xã hội, tăng trưởng du lịch cũng kéo theo cả những tác động tiêu cực. Do vậy, điều quan trọng là phát triển du lịch cần phải tuân thủ các nguyên tắc của nó./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)