Một đồng nghiệp của tôi trở về sau một chuyến công tác đi khảo sát các "tour" tuyến ở nhiều địa phương trên cả nước phải thốt lên rằng, các sản phẩm du lịch hay quà lưu niệm ở những nơi đã qua đều không tạo được dấu ấn gì đặc biệt, duy chỉ có “đặc sản chặt chém” là gây ấn tượng.
Có lẽ, “chặt chém” du khách đã trở thành bệnh nan y mà thời gian qua các nhà quản lý biết đấy, đau đầu đấy nhưng vẫn lúng túng chưa tìm được phương thuốc đặc trị.
Giá đắt cho “đặc sản…”
Vụ việc nhà hàng Như Ý ở Vũng Tàu “chặt chém” du khách không nương tay vừa qua đã tạo nên làn sóng phẫn nộ gay gắt trong dư luận, khi mà châm ngòi là vụ blogger người Mỹ đăng tải bài viết nói xấu du lịch Việt còn chưa lắng xuống.
Các sự cố phần lớn xoay quanh hai từ “chặt chém” như khơi mào cho những ấm ức vẫn âm ỉ cháy của du khách trong và ngoài nước từng… nếm trải dịch vụ du lịch ở Việt Nam bấy lâu nay lại bùng lên.
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Thị Điệp phải thừa nhận, chất lượng dịch vụ cũng như công tác quản lý các hoạt động du lịch còn có nhiều bất cập, đặc biệt là nạn “chặt chém.” Đây là tồn tại, hạn chế mà ngành cũng đã đưa vào trong báo cáo năm nhằm hạn chế và dần xây dựng hình ảnh du lịch Việt tốt đẹp hơn. Vấn nạn này đúng là câu chuyện mà ngành du lịch đã phải trả giá!
Trước thực trạng đang ở mức báo động đỏ, lãnh đạo ngành du lịch vẫn chưa tỏ rõ vai trò quản lý cũng như xây dựng một chương trình chiến lược đặc thù cho những địa phương đang nằm trong “điểm nóng.” Và thực tế, để giải quyết vấn nạn này trách nhiệm không chỉ thuộc về những nhà quản lý, cũng không thể chỉ trong nay mai có thể đẩy lùi được ngay.
Tuy nhiên, cho đến nay, những giải pháp mà lãnh đạo Tổng cục đưa ra vẫn chỉ mới dừng ở mức "kêu gọi" kiểu như: “Cần phải nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng và những người tham gia vào hoạt động du lịch cùng với các cơ quan liên quan. Hiện chúng tôi chỉ có cách là thực hiện công tác quản lý của mình qua các công việc cụ thể, như chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương làm tốt việc quản lý điểm đến cũng như chất lượng dịch vụ.”
Mạnh hơn thì cũng chỉ là, “rất cần hoạt động thanh kiểm tra tích cực, sát sao của lãnh đạo Bộ đối với các hoạt động du lịch và chỉ đạo của thanh tra nhằm kiểm tra thường xuyên các điểm tham quan, hạn chế và tiến tới ngăn chặn vấn nạn ‘chặt chém’ đang gây nhiều bức xúc và nhức nhối trong xã hội” bà Điệp nói.
Bài học không thỏa hiệp
Ở nước ta, có một thực tế đáng buồn của ngành dịch vụ đó là vừa thiếu lại vừa yếu. Ngành dịch vụ du lịch có xuất phát điểm thấp cả về nhân lực lẫn vật lực không thể theo kịp sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu xã hội.
Đại diện một doanh nghiệp lữ hành ở miền Trung chia sẻ, đơn cử như cộng đồng cung ứng dịch vụ ở nhiều địa phương phần lớn không chuyên và mang tính phát sinh từ lực lượng lao động nhàn rỗi nên dễ “hoa mắt” trước siêu lợi nhuận mà loại hình dịch vụ này mang lại. Từ đó, dễ phát sinh hiện tượng “chặt chém” khách.
Vị này lý giải, vì bản thân những người này họ chỉ vì lợi ích cá nhân chứ không hề nghĩ đến việc cũng phải có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ hình ảnh du lịch quốc gia. Thế mới sinh chuyện blogger người Mỹ đăng tải trên trang mạng xã hội bài viết nói xấu du lịch Việt.
Về sự việc đó, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Tâm cho rằng “chỉ là quan điểm cá nhân.”
Ông Tâm nêu quan điểm xuất phát trên thực tế hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh Bình Thuận: Tôi cho rằng những đánh giá đó chưa hẳn đúng với thực trạng chung, vì anh em làm trong ngành du lịch bây giờ cũng được học hành, đào tạo bài bản. Còn vấn đề giá cả ‘chặt chém’ ở Bình Thuận nói riêng là không có. Vì ở Bình Thuận đa phần là bán "tour" dài hạn, du khách mua "tour" trước từ ba đến sáu tháng nên không xảy ra việc bị chèn ép giá.
Dù vị lãnh đạo tỉnh Bình Thuận khẳng định ở địa phương mình chưa xảy ra hiện tượng “chặt chém” du khách nhưng vấn đề này vẫn được mang ra mổ xẻ, rút kinh nghiệm cũng như nhắc nhở ngay trong cuộc họp lãnh đạo tỉnh ủy Bình Thuận với Hiệp hội du lịch.
Theo đánh giá chung của các đơn vị lữ hành cũng như nhiều du khách thường xuyên đi du lịch trong nước, Đà Nẵng đang được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Địa phương này đã xóa sổ được hiện tượng ăn xin, đeo bám du khách cũng như thấy khách lạ là “chém” như nhiều nơi khác.
Một trong những cách làm của thành phố là gắn biển số điện thoại nóng ở khắp nơi. Ai thấy người ăn xin gọi điện báo cho đội cơ động đến gom về trụ sở sẽ được thưởng nóng 200.000 đồng. Nhờ thực hiện quyết liệt và dứt khoát không thỏa hiệp của lãnh đạo Đà Nẵng, đến nay, cách làm này đã cho thấy hiệu quả và là bài học cho các tỉnh, thành trên cả nước.
“Đây là niềm tự hào của chúng tôi. Chúng tôi đã làm được!” Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh phấn khởi nói./.
Có lẽ, “chặt chém” du khách đã trở thành bệnh nan y mà thời gian qua các nhà quản lý biết đấy, đau đầu đấy nhưng vẫn lúng túng chưa tìm được phương thuốc đặc trị.
Giá đắt cho “đặc sản…”
Vụ việc nhà hàng Như Ý ở Vũng Tàu “chặt chém” du khách không nương tay vừa qua đã tạo nên làn sóng phẫn nộ gay gắt trong dư luận, khi mà châm ngòi là vụ blogger người Mỹ đăng tải bài viết nói xấu du lịch Việt còn chưa lắng xuống.
Các sự cố phần lớn xoay quanh hai từ “chặt chém” như khơi mào cho những ấm ức vẫn âm ỉ cháy của du khách trong và ngoài nước từng… nếm trải dịch vụ du lịch ở Việt Nam bấy lâu nay lại bùng lên.
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Thị Điệp phải thừa nhận, chất lượng dịch vụ cũng như công tác quản lý các hoạt động du lịch còn có nhiều bất cập, đặc biệt là nạn “chặt chém.” Đây là tồn tại, hạn chế mà ngành cũng đã đưa vào trong báo cáo năm nhằm hạn chế và dần xây dựng hình ảnh du lịch Việt tốt đẹp hơn. Vấn nạn này đúng là câu chuyện mà ngành du lịch đã phải trả giá!
Trước thực trạng đang ở mức báo động đỏ, lãnh đạo ngành du lịch vẫn chưa tỏ rõ vai trò quản lý cũng như xây dựng một chương trình chiến lược đặc thù cho những địa phương đang nằm trong “điểm nóng.” Và thực tế, để giải quyết vấn nạn này trách nhiệm không chỉ thuộc về những nhà quản lý, cũng không thể chỉ trong nay mai có thể đẩy lùi được ngay.
Tuy nhiên, cho đến nay, những giải pháp mà lãnh đạo Tổng cục đưa ra vẫn chỉ mới dừng ở mức "kêu gọi" kiểu như: “Cần phải nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng và những người tham gia vào hoạt động du lịch cùng với các cơ quan liên quan. Hiện chúng tôi chỉ có cách là thực hiện công tác quản lý của mình qua các công việc cụ thể, như chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương làm tốt việc quản lý điểm đến cũng như chất lượng dịch vụ.”
Mạnh hơn thì cũng chỉ là, “rất cần hoạt động thanh kiểm tra tích cực, sát sao của lãnh đạo Bộ đối với các hoạt động du lịch và chỉ đạo của thanh tra nhằm kiểm tra thường xuyên các điểm tham quan, hạn chế và tiến tới ngăn chặn vấn nạn ‘chặt chém’ đang gây nhiều bức xúc và nhức nhối trong xã hội” bà Điệp nói.
Bài học không thỏa hiệp
Ở nước ta, có một thực tế đáng buồn của ngành dịch vụ đó là vừa thiếu lại vừa yếu. Ngành dịch vụ du lịch có xuất phát điểm thấp cả về nhân lực lẫn vật lực không thể theo kịp sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu xã hội.
Đại diện một doanh nghiệp lữ hành ở miền Trung chia sẻ, đơn cử như cộng đồng cung ứng dịch vụ ở nhiều địa phương phần lớn không chuyên và mang tính phát sinh từ lực lượng lao động nhàn rỗi nên dễ “hoa mắt” trước siêu lợi nhuận mà loại hình dịch vụ này mang lại. Từ đó, dễ phát sinh hiện tượng “chặt chém” khách.
Vị này lý giải, vì bản thân những người này họ chỉ vì lợi ích cá nhân chứ không hề nghĩ đến việc cũng phải có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ hình ảnh du lịch quốc gia. Thế mới sinh chuyện blogger người Mỹ đăng tải trên trang mạng xã hội bài viết nói xấu du lịch Việt.
Về sự việc đó, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Tâm cho rằng “chỉ là quan điểm cá nhân.”
Ông Tâm nêu quan điểm xuất phát trên thực tế hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh Bình Thuận: Tôi cho rằng những đánh giá đó chưa hẳn đúng với thực trạng chung, vì anh em làm trong ngành du lịch bây giờ cũng được học hành, đào tạo bài bản. Còn vấn đề giá cả ‘chặt chém’ ở Bình Thuận nói riêng là không có. Vì ở Bình Thuận đa phần là bán "tour" dài hạn, du khách mua "tour" trước từ ba đến sáu tháng nên không xảy ra việc bị chèn ép giá.
Dù vị lãnh đạo tỉnh Bình Thuận khẳng định ở địa phương mình chưa xảy ra hiện tượng “chặt chém” du khách nhưng vấn đề này vẫn được mang ra mổ xẻ, rút kinh nghiệm cũng như nhắc nhở ngay trong cuộc họp lãnh đạo tỉnh ủy Bình Thuận với Hiệp hội du lịch.
Theo đánh giá chung của các đơn vị lữ hành cũng như nhiều du khách thường xuyên đi du lịch trong nước, Đà Nẵng đang được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Địa phương này đã xóa sổ được hiện tượng ăn xin, đeo bám du khách cũng như thấy khách lạ là “chém” như nhiều nơi khác.
Một trong những cách làm của thành phố là gắn biển số điện thoại nóng ở khắp nơi. Ai thấy người ăn xin gọi điện báo cho đội cơ động đến gom về trụ sở sẽ được thưởng nóng 200.000 đồng. Nhờ thực hiện quyết liệt và dứt khoát không thỏa hiệp của lãnh đạo Đà Nẵng, đến nay, cách làm này đã cho thấy hiệu quả và là bài học cho các tỉnh, thành trên cả nước.
“Đây là niềm tự hào của chúng tôi. Chúng tôi đã làm được!” Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh phấn khởi nói./.
ChiLê (Vietnam+)