Ngay sau khi Pháp thừa nhận đã trực tiếp cung cấp vũ khí cho lực lượng chống đối ở Libya, Liên minh châu Phi (AU) và một số nước đã lên tiếng phản đối hành động này.
Tại phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh lần thứ 17 của AU ngày 30/6 tại thủ đô Malabo của Equatorial Guinea, các lãnh đạo châu Phi đã chỉ trích hành động trên của Pháp, cũng như việc Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh truy nã nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.
Hội nghị cũng lên tiếng phản đối chiến dịch không kích của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Libya thời gian qua.
Trả lời báo chí bên lề hội nghị, Chủ tịch AU Jean Ping cho rằng hành động cung cấp vũ khí cho phe đối lập ở Libya sẽ càng đe dọa an ninh của quốc gia Bắc Phi này cũng như toàn khu vực.
Cùng ngày, trả lời phóng viên về phản ứng của Trung Quốc đối với động thái trên của Pháp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã kêu gọi cộng đồng quốc tế nghiêm chỉnh tuân thủ nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Libya, và tránh các hành động vượt quá khuôn khổ văn kiện này.
Trung Quốc kêu gọi tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này nhằm sớm khôi phục hòa bình và ổn định tại Libya.
Nhằm tránh sự chỉ trích của dư luận, ngay lập tức, Tổng Thư ký NATO Ander Forg Rasmusen khẳng định NATO không "hùa" theo Pháp trong việc tiếp tế vũ khí cho lực lượng chống đối ở Libya. Còn Anh, một trong những nước đi đầu trong chiến dịch không kích Libya, cũng tuyên bố sẽ không hành động như đồng minh Pháp của mình.
Trước đó, theo báo giới Anh, hành động của Pháp đã khiến các quan chức NATO ngạc nhiên và đặt ra những câu hỏi liệu nước này có vi phạm luật pháp quốc tế hay không, khi các nghị quyết 1970 và 1973 về Libya của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đều áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với quốc gia Bắc Phi này.
Trong một nỗ lực nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Libya, dự kiến trong phiên họp kín tối nay (30/6), các lãnh đạo AU sẽ thảo luận về lộ trình hòa bình cho Libya, trong đó có gói đề xuất mà Ủy ban Cấp cao đặc biệt của AU đã đưa ra trước đó một ngày, nhằm đạt được thỏa thuận khung về một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này.
Các nội dung của lộ trình này bao gồm vấn đề nhân đạo, một lệnh ngừng bắn, một cuộc chuyển giao quyền lực toàn diện và các cải cách chính trị cần thiết./.
Tại phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh lần thứ 17 của AU ngày 30/6 tại thủ đô Malabo của Equatorial Guinea, các lãnh đạo châu Phi đã chỉ trích hành động trên của Pháp, cũng như việc Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh truy nã nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.
Hội nghị cũng lên tiếng phản đối chiến dịch không kích của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Libya thời gian qua.
Trả lời báo chí bên lề hội nghị, Chủ tịch AU Jean Ping cho rằng hành động cung cấp vũ khí cho phe đối lập ở Libya sẽ càng đe dọa an ninh của quốc gia Bắc Phi này cũng như toàn khu vực.
Cùng ngày, trả lời phóng viên về phản ứng của Trung Quốc đối với động thái trên của Pháp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã kêu gọi cộng đồng quốc tế nghiêm chỉnh tuân thủ nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Libya, và tránh các hành động vượt quá khuôn khổ văn kiện này.
Trung Quốc kêu gọi tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này nhằm sớm khôi phục hòa bình và ổn định tại Libya.
Nhằm tránh sự chỉ trích của dư luận, ngay lập tức, Tổng Thư ký NATO Ander Forg Rasmusen khẳng định NATO không "hùa" theo Pháp trong việc tiếp tế vũ khí cho lực lượng chống đối ở Libya. Còn Anh, một trong những nước đi đầu trong chiến dịch không kích Libya, cũng tuyên bố sẽ không hành động như đồng minh Pháp của mình.
Trước đó, theo báo giới Anh, hành động của Pháp đã khiến các quan chức NATO ngạc nhiên và đặt ra những câu hỏi liệu nước này có vi phạm luật pháp quốc tế hay không, khi các nghị quyết 1970 và 1973 về Libya của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đều áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với quốc gia Bắc Phi này.
Trong một nỗ lực nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Libya, dự kiến trong phiên họp kín tối nay (30/6), các lãnh đạo AU sẽ thảo luận về lộ trình hòa bình cho Libya, trong đó có gói đề xuất mà Ủy ban Cấp cao đặc biệt của AU đã đưa ra trước đó một ngày, nhằm đạt được thỏa thuận khung về một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này.
Các nội dung của lộ trình này bao gồm vấn đề nhân đạo, một lệnh ngừng bắn, một cuộc chuyển giao quyền lực toàn diện và các cải cách chính trị cần thiết./.
(TTXVN/Vietnam+)