Tiếp tục phiên họp thứ hai, chiều 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào dự thảo Luật Giá.
Bình ổn giá thị trường và định giá của Nhà nước là những vấn đề được nhiều ý kiến quan tâm phân tích.
Theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, Dự thảo quy định khi giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng có biến động thất thường hoặc khi toàn bộ mặt bằng giá có biến động thất thường, Nhà nước sẽ thực hiện bình ổn giá bằng một hoặc một số biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại thời điểm đó sao cho có hiệu quả nhất.
Quy định này là điểm mới so với Pháp lệnh Giá, mục tiêu chủ yếu là góp phần kiểm soát lạm phát; ổn định tình hình kinh tế-xã hội và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. So với Pháp lệnh Giá, dự thảo đã bổ sung một số biện pháp quan trọng để bình ổn giá thị trường, trong đó có biện pháp đăng ký giá.
Theo Dự thảo, Nhà nước chỉ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ sau hàng hóa, dịch vụ Nhà nước độc quyền, tài nguyên quan trọng; hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch; hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có thị trường cạnh tranh hạn chế. Theo các tiêu chí này, căn cứ vào điều kiện thực tế của từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Dự thảo quy định 2 nguyên tắc chung nhằm bảo đảm việc định giá của Nhà nước vừa tuân theo cơ chế giá thị trường, vừa góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước, cũng như thể hiện tính linh hoạt trong hoạt động điều hành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, so với Pháp lệnh Giá hiện hành, Dự thảo đã hoàn thiện thêm một bước khuôn khổ pháp lý, bổ sung một số quy định mới, chi tiết hơn một số nội dung như quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về giá; về điều tiết giá của Nhà nước, về thẩm định giá...
Tuy nhiên, chưa làm nổi bật được những điểm đột phá, những sửa đổi căn bản; chưa làm rõ được bước tiến mới về chất để khắc phục hạn chế so với khung pháp lý hiện hành và mục tiêu đề ra.
Nhiều quy định mâu thuẫn với mục tiêu phù hợp cơ chế thị trường và xu thế hội nhập; tập trung quy định về nội dung quản lý nhà nước, trong đó chú trọng quyền lực, vai trò các cơ quan Nhà nước trong quyết định giá, thể hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà nước về quan hệ cung cầu.
Bên cạnh đó, dự thảo có tới 15/51 điều, khoản giao cho Chính phủ, Bộ Tài chính quy định cụ thể. Nhiều nội dung còn mang tính định tính, quy định chung chung sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau.
Liên quan đến hai vấn đề nêu trên, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị, cần quy định ngay trong Luật về danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải áp dụng các biện pháp bình ổn giá để đảm bảo tính minh bạch, tạo cơ sở để doanh nghiệp hoạch định kế hoạch kinh doanh.
Thường trực Ủy ban này cũng cho rằng, việc quyết định các biện pháp bình ổn giá trên phạm vi cả nước phải do tập thể Chính phủ xem xét, quyết định bởi đây là vấn đề lớn, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền lợi của người tiêu dùng.
Mặt khác, việc quy định Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định các biện pháp bình ổn giá tại địa phương là chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng mỗi nơi một cách làm thị trường bị cắt khúc, không đảm bảo công bằng cho người tiêu dùng.
Quy định về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước có thẩm quyền định giá cũng chưa rõ ràng về chủng loại, phạm vi, tiêu chí xác định, dễ dẫn đến phạm vi rộng, không tránh khỏi sự can thiệp của Nhà nước vào quy luật cung cầu, ảnh hưởng đến quyền tự chủ của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.
Nhiều ý kiến cũng đồng tình, các căn cứ định giá được quy định không rõ ràng, khó áp dụng hoặc dễ áp dụng tuỳ tiện (ví dụ quy định căn cứ là giá thành “hợp lý,” “mức lợi nhuận dự kiến”... Việc phân chia thẩm quyền định giá cũng chưa hợp lý; tiêu chí xác định đều mang tính định tính dẫn đến bất cập trong áp dụng...
Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã giải trình, tiếp thu 13 vấn đề cụ thể mà Ủy ban Tài chính Ngân sách đưa ra về nguyên tắc quản lý, điều hành giá; thanh tra chuyên ngành về giá; hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh....
Bộ trưởng cho rằng Luật chỉ quy định có tính định hướng những nhóm hàng hoặc loại hàng hóa, dịch vụ Nhà nước cần định giá, bình ổn giá theo những nguyên tắc và tiêu chí nhất định. Việc xác định danh mục cụ thể nên giao Chính phủ quy định để đảm bảo phù hợp chức năng, thẩm quyền của Chính phủ, vừa bảo đảm tính linh hoạt và phù hợp với thực tiễn vì tính chất, đặc điểm của các hàng hoá, dịch vụ cụ thể có thể thay đổi theo thời gian do tác động bới chính sách, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và yêu cầu quản lý của Nhà nước.
Vương Đình Huệ cũng khẳng định, việc định giá của Nhà nước phải tuân theo cơ chế thị trường, không áp đặt, chủ quan.
Góp ý vào Dự thảo Luật, nhiều ý kiến đề nghị cần chỉ rõ vai trò của Nhà nước trong việc bình ổn giá chứ không dừng ở những quy định chung chung sẽ khó thực hiện.
Dự thảo cần khẳng định nguyên tắc Nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường có biến động bất thường, vì việc can thiệp sâu của Nhà nước dễ dẫn đến làm méo mó thị trường, bóp chết sản xuất; cần đảm bảo hài hòa về quyền lợi giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng; các quy định mang tính can thiệp trực tiếp chưa chắc mang lại hiệu quả mà còn có thể gây nên những phản ứng bất lợi từ thị trường.
Cùng đó, nguyên tắc, tiêu chí xác định mặt hàng bình ổn giá; mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá; trách nhiệm, thẩm quyền quản lý giá, định giá cũng cần được xác định rõ, cụ thể; bổ sung một số quy định có tính chất chế tài, cơ chế xử lý tranh chấp đặc thù...
Có ý kiến cho rằng, bên cạnh quy luật cung-cầu, còn nhiều yếu tố, điều kiện có thể ảnh hưởng đến giá. Do đó, vẫn phải có sự điều tiết, can thiệp nhất định để đảm bảo sự cân đối, thể hiện được vai trò của Nhà nước..../.
Bình ổn giá thị trường và định giá của Nhà nước là những vấn đề được nhiều ý kiến quan tâm phân tích.
Theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, Dự thảo quy định khi giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng có biến động thất thường hoặc khi toàn bộ mặt bằng giá có biến động thất thường, Nhà nước sẽ thực hiện bình ổn giá bằng một hoặc một số biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại thời điểm đó sao cho có hiệu quả nhất.
Quy định này là điểm mới so với Pháp lệnh Giá, mục tiêu chủ yếu là góp phần kiểm soát lạm phát; ổn định tình hình kinh tế-xã hội và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. So với Pháp lệnh Giá, dự thảo đã bổ sung một số biện pháp quan trọng để bình ổn giá thị trường, trong đó có biện pháp đăng ký giá.
Theo Dự thảo, Nhà nước chỉ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ sau hàng hóa, dịch vụ Nhà nước độc quyền, tài nguyên quan trọng; hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch; hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có thị trường cạnh tranh hạn chế. Theo các tiêu chí này, căn cứ vào điều kiện thực tế của từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Dự thảo quy định 2 nguyên tắc chung nhằm bảo đảm việc định giá của Nhà nước vừa tuân theo cơ chế giá thị trường, vừa góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước, cũng như thể hiện tính linh hoạt trong hoạt động điều hành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, so với Pháp lệnh Giá hiện hành, Dự thảo đã hoàn thiện thêm một bước khuôn khổ pháp lý, bổ sung một số quy định mới, chi tiết hơn một số nội dung như quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về giá; về điều tiết giá của Nhà nước, về thẩm định giá...
Tuy nhiên, chưa làm nổi bật được những điểm đột phá, những sửa đổi căn bản; chưa làm rõ được bước tiến mới về chất để khắc phục hạn chế so với khung pháp lý hiện hành và mục tiêu đề ra.
Nhiều quy định mâu thuẫn với mục tiêu phù hợp cơ chế thị trường và xu thế hội nhập; tập trung quy định về nội dung quản lý nhà nước, trong đó chú trọng quyền lực, vai trò các cơ quan Nhà nước trong quyết định giá, thể hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà nước về quan hệ cung cầu.
Bên cạnh đó, dự thảo có tới 15/51 điều, khoản giao cho Chính phủ, Bộ Tài chính quy định cụ thể. Nhiều nội dung còn mang tính định tính, quy định chung chung sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau.
Liên quan đến hai vấn đề nêu trên, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị, cần quy định ngay trong Luật về danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải áp dụng các biện pháp bình ổn giá để đảm bảo tính minh bạch, tạo cơ sở để doanh nghiệp hoạch định kế hoạch kinh doanh.
Thường trực Ủy ban này cũng cho rằng, việc quyết định các biện pháp bình ổn giá trên phạm vi cả nước phải do tập thể Chính phủ xem xét, quyết định bởi đây là vấn đề lớn, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền lợi của người tiêu dùng.
Mặt khác, việc quy định Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định các biện pháp bình ổn giá tại địa phương là chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng mỗi nơi một cách làm thị trường bị cắt khúc, không đảm bảo công bằng cho người tiêu dùng.
Quy định về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước có thẩm quyền định giá cũng chưa rõ ràng về chủng loại, phạm vi, tiêu chí xác định, dễ dẫn đến phạm vi rộng, không tránh khỏi sự can thiệp của Nhà nước vào quy luật cung cầu, ảnh hưởng đến quyền tự chủ của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.
Nhiều ý kiến cũng đồng tình, các căn cứ định giá được quy định không rõ ràng, khó áp dụng hoặc dễ áp dụng tuỳ tiện (ví dụ quy định căn cứ là giá thành “hợp lý,” “mức lợi nhuận dự kiến”... Việc phân chia thẩm quyền định giá cũng chưa hợp lý; tiêu chí xác định đều mang tính định tính dẫn đến bất cập trong áp dụng...
Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã giải trình, tiếp thu 13 vấn đề cụ thể mà Ủy ban Tài chính Ngân sách đưa ra về nguyên tắc quản lý, điều hành giá; thanh tra chuyên ngành về giá; hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh....
Bộ trưởng cho rằng Luật chỉ quy định có tính định hướng những nhóm hàng hoặc loại hàng hóa, dịch vụ Nhà nước cần định giá, bình ổn giá theo những nguyên tắc và tiêu chí nhất định. Việc xác định danh mục cụ thể nên giao Chính phủ quy định để đảm bảo phù hợp chức năng, thẩm quyền của Chính phủ, vừa bảo đảm tính linh hoạt và phù hợp với thực tiễn vì tính chất, đặc điểm của các hàng hoá, dịch vụ cụ thể có thể thay đổi theo thời gian do tác động bới chính sách, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và yêu cầu quản lý của Nhà nước.
Vương Đình Huệ cũng khẳng định, việc định giá của Nhà nước phải tuân theo cơ chế thị trường, không áp đặt, chủ quan.
Góp ý vào Dự thảo Luật, nhiều ý kiến đề nghị cần chỉ rõ vai trò của Nhà nước trong việc bình ổn giá chứ không dừng ở những quy định chung chung sẽ khó thực hiện.
Dự thảo cần khẳng định nguyên tắc Nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường có biến động bất thường, vì việc can thiệp sâu của Nhà nước dễ dẫn đến làm méo mó thị trường, bóp chết sản xuất; cần đảm bảo hài hòa về quyền lợi giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng; các quy định mang tính can thiệp trực tiếp chưa chắc mang lại hiệu quả mà còn có thể gây nên những phản ứng bất lợi từ thị trường.
Cùng đó, nguyên tắc, tiêu chí xác định mặt hàng bình ổn giá; mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá; trách nhiệm, thẩm quyền quản lý giá, định giá cũng cần được xác định rõ, cụ thể; bổ sung một số quy định có tính chất chế tài, cơ chế xử lý tranh chấp đặc thù...
Có ý kiến cho rằng, bên cạnh quy luật cung-cầu, còn nhiều yếu tố, điều kiện có thể ảnh hưởng đến giá. Do đó, vẫn phải có sự điều tiết, can thiệp nhất định để đảm bảo sự cân đối, thể hiện được vai trò của Nhà nước..../.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)