Ở Việt Nam, khi những ngày đầu Xuân-năm mới, cỏ cây đâm chồi nảy lộc cùng với gió lạnh nhè nhẹ, khắp nơi tràn ngập một không khí tưng bừng của mùa lễ hội thì ở châu Âu, thời tiết lại giá lạnh, tê cóng và tuyết trắng xóa.
Sau buổi lễ đón Tết chung của cộng đồng hàng năm ở Ukraine, những bữa cơm được các gia đình tranh thủ sửa soạn sau những buổi làm, buổi chợ để mời họ hàng, bạn bè thân quen mong tìm được hơi ấm gia đình qua sự quây quần, đoàn tụ và mong giữ được chút hương vị ngày Tết cổ truyền để lưu lại cho con cháu được sinh ra và lớn lên ở bên này.
Đi chùa đầu năm mới để mong sự bình an, tìm sự tĩnh tâm sau cả năm vất vả lo toan là ước nguyện của không ít gia đình người Việt đang sống tại Ukraine và điểm đến của chuyến hành hương đầu năm chính là chùa Trúc Lâm-Kharkov.
Ngôi chùa nằm bình yên, giản dị ngay cạnh làng Thời Đại, nơi có nhiều người Việt sinh sống trong lòng thành phố Kharkov-Ukraine.
Kể từ khi được ông Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Technocom công đức xây dựng lên, qua bao lễ hội: Cầu an, phật đản, vu lan báo hiếu... được tổ chức đều đặn hàng năm. Ngôi chùa Trúc Lâm-một trong những ngôi chùa được xây dựng đầu tiên và lớn nhất châu Âu đã trở nên thân thiết, là nơi tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng Việt Nam đang học tập, làm ăn sinh sống tại Ukraine.
Trong khói hương làm cho nhà chùa trở nên ấm cúng và thiêng liêng ta tìm thấy sự gần gũi, thân quen như đang ở trong những ngôi chùa tại Việt Nam với điện tam bảo, bảo tháp, tháp Quan Âm, tháp chuông, tháp khánh, nhà khách, tam quan...
Thầy Thích Giác Thọ mở mang kiến thức về phật giáo bằng những bài viết đăng trên báo Tuần tin Quê Hương của cộng đồng.
Chùa Trúc Lâm-Kharkov trở thành nơi thân thiết với mọi kiều bào trên đất Ukraine, không chỉ là niềm kiêu hãnh về một công trình tâm linh độc đáo và có giá trị nhất ở thành phố Kharkov mà còn là nơi thể hiện tín ngưỡng của mình, giúp hóa giải và giúp người ta tĩnh tâm gửi gắm ước nguyện, kỳ vọng tốt đẹp vào tương lai. Để mỗi người sau khi tới chùa thêm tin yêu cuộc sống và muốn vươn tới cái đẹp, cái thiện ở chốn linh thiêng./.
Sau buổi lễ đón Tết chung của cộng đồng hàng năm ở Ukraine, những bữa cơm được các gia đình tranh thủ sửa soạn sau những buổi làm, buổi chợ để mời họ hàng, bạn bè thân quen mong tìm được hơi ấm gia đình qua sự quây quần, đoàn tụ và mong giữ được chút hương vị ngày Tết cổ truyền để lưu lại cho con cháu được sinh ra và lớn lên ở bên này.
Đi chùa đầu năm mới để mong sự bình an, tìm sự tĩnh tâm sau cả năm vất vả lo toan là ước nguyện của không ít gia đình người Việt đang sống tại Ukraine và điểm đến của chuyến hành hương đầu năm chính là chùa Trúc Lâm-Kharkov.
Ngôi chùa nằm bình yên, giản dị ngay cạnh làng Thời Đại, nơi có nhiều người Việt sinh sống trong lòng thành phố Kharkov-Ukraine.
Kể từ khi được ông Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Technocom công đức xây dựng lên, qua bao lễ hội: Cầu an, phật đản, vu lan báo hiếu... được tổ chức đều đặn hàng năm. Ngôi chùa Trúc Lâm-một trong những ngôi chùa được xây dựng đầu tiên và lớn nhất châu Âu đã trở nên thân thiết, là nơi tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng Việt Nam đang học tập, làm ăn sinh sống tại Ukraine.
Trong khói hương làm cho nhà chùa trở nên ấm cúng và thiêng liêng ta tìm thấy sự gần gũi, thân quen như đang ở trong những ngôi chùa tại Việt Nam với điện tam bảo, bảo tháp, tháp Quan Âm, tháp chuông, tháp khánh, nhà khách, tam quan...
Thầy Thích Giác Thọ mở mang kiến thức về phật giáo bằng những bài viết đăng trên báo Tuần tin Quê Hương của cộng đồng.
Chùa Trúc Lâm-Kharkov trở thành nơi thân thiết với mọi kiều bào trên đất Ukraine, không chỉ là niềm kiêu hãnh về một công trình tâm linh độc đáo và có giá trị nhất ở thành phố Kharkov mà còn là nơi thể hiện tín ngưỡng của mình, giúp hóa giải và giúp người ta tĩnh tâm gửi gắm ước nguyện, kỳ vọng tốt đẹp vào tương lai. Để mỗi người sau khi tới chùa thêm tin yêu cuộc sống và muốn vươn tới cái đẹp, cái thiện ở chốn linh thiêng./.
Trần Mai Anh/Ukraine (Vietnam+)