Theo Cục Quản lý lao động nước ngoài, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong quý I/2010, các doanh nghiệp trong cả nước đã đưa 17.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường Trung Đông dẫn đầu danh sách có số lao động sang làm việc nhiều nhất với gần 7.000 lao động; trong đó, Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) có 3.553 người, Bahrain 1.204 người, Arập Xêút 1.038 người, Oman 25 người, Libya 1.063 người. Tiếp đến là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 4.567 người, Lào 1.200 người, Nhật Bản 1.046 người, Malaysia 728 người, Macau 642 người, Hàn Quốc 513 người, Campuchia 502 người, Liên bang Nga 142 người và các thị trường khác là 808 người.
Cũng trong quý I/ 2010, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh Sơn La, Bình Định, Ninh Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng và một số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc với nước ngoài tổ chức tập huấn, giới thiệu Quyết định 71 và các văn bản hướng dẫn, tư vấn cho lao động thuộc 9 huyện nghèo của 5 tỉnh nói trên đi làm việc tại các thị trường, Nhật Bản, UAE, Arập Xêút và Malaysia.
Sau 10 tháng triển khai Quyết định 71 tại 43 huyện nghèo thuộc 16 tỉnh là Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Giang, Điện Biên, Quảng Nam, Bắc Kạn, Lào Cai, Bình Định, Ninh Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng và Sơn La, đến nay có 5.322 lao động các huyện nghèo đăng ký đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó có 4.806 lao động trúng sơ tuyển.
Sau khi sơ tuyển, các doanh nghiệp đã phối hợp với địa phương tổ chức đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho 3.840 lao động và tổ chức cho 1.720 lao động xuất cảnh, số lao động đã đào tạo xong hiện đang chờ làm thủ tục xuất cảnh gần 800 lao động.
Trong thời gian tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục triển khai tại 19 huyện nghèo thuộc bốn tỉnh còn lại và tổ chức hội nghị sơ kết một năm triển khai thí điểm quyết định nói trên./.
Thị trường Trung Đông dẫn đầu danh sách có số lao động sang làm việc nhiều nhất với gần 7.000 lao động; trong đó, Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) có 3.553 người, Bahrain 1.204 người, Arập Xêút 1.038 người, Oman 25 người, Libya 1.063 người. Tiếp đến là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 4.567 người, Lào 1.200 người, Nhật Bản 1.046 người, Malaysia 728 người, Macau 642 người, Hàn Quốc 513 người, Campuchia 502 người, Liên bang Nga 142 người và các thị trường khác là 808 người.
Cũng trong quý I/ 2010, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh Sơn La, Bình Định, Ninh Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng và một số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc với nước ngoài tổ chức tập huấn, giới thiệu Quyết định 71 và các văn bản hướng dẫn, tư vấn cho lao động thuộc 9 huyện nghèo của 5 tỉnh nói trên đi làm việc tại các thị trường, Nhật Bản, UAE, Arập Xêút và Malaysia.
Sau 10 tháng triển khai Quyết định 71 tại 43 huyện nghèo thuộc 16 tỉnh là Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Giang, Điện Biên, Quảng Nam, Bắc Kạn, Lào Cai, Bình Định, Ninh Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng và Sơn La, đến nay có 5.322 lao động các huyện nghèo đăng ký đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó có 4.806 lao động trúng sơ tuyển.
Sau khi sơ tuyển, các doanh nghiệp đã phối hợp với địa phương tổ chức đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho 3.840 lao động và tổ chức cho 1.720 lao động xuất cảnh, số lao động đã đào tạo xong hiện đang chờ làm thủ tục xuất cảnh gần 800 lao động.
Trong thời gian tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục triển khai tại 19 huyện nghèo thuộc bốn tỉnh còn lại và tổ chức hội nghị sơ kết một năm triển khai thí điểm quyết định nói trên./.
Thông Chí (Vietnam+)