Chị Hồng, Kim Giang, Hà Nội tỏ ra sung sướng và hãnh diện khi biết mình đã mang thai được bốn tuần tuổi. Niềm vui không chỉ vì đây là đứa con đầu lòng của anh chị mà hơn hết còn bởi đứa con này khi ra đời sẽ được mang tuổi Rồng.
“Năm ngoái, cưới nhau về chúng tôi đã bị gia đình hai bên nội, ngoại thúc giục phải có con ngay nhưng vợ chồng tôi đã quyết tâm để năm Nhâm Thìn mới sinh con. Các cụ vẫn bảo, người cầm tinh con Rồng thông minh, khí phách và tương lai tươi sáng, tôi mong con mình cũng sẽ vậy,” chị Hồng tâm sự.
Muôn kiểu “phục” rồng
Giống như vợ chồng chị Hồng, ảnh hưởng từ quan niệm truyền thống của người Việt Nam rằng, rồng là con vật biểu tượng cho quyền lực, sự uy phong, người sinh năm Rồng thường công danh thành đạt, có khí phách và tài lộc nên không ít cặp vợ chồng đã cố gắng để sinh cho được đứa con vào năm Nhâm Thìn.
Ví như trường hợp của chị Giang ở Nguyên Hồng, Hà Nội, có con gái đầu năm nay đã học lớp ba, mấy năm qua, chị luôn bị bố mẹ chồng hối thúc sinh thêm con vì con đầu đã lớn. Tuy chịu nhiều áp lực sinh con thứ hai nhưng ngay sau khi sinh con đầu lòng, chị Giang đã tính phải đợi đến tận năm Rồng mới sinh tiếp.
“Sinh đứa thứ hai, vợ chồng mình sẽ làm theo sách dạy để ra con trai. Con trai tuổi Rồng thì đẹp thôi rồi,” chị Giang tự tin vào niềm hy vọng của mình.
Một trường hợp khác của vợ chồng anh Nam, Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, vợ anh đi xem bói, được thầy phán rằng, tuổi Nhâm Thìn năm nay thuộc mệnh thủy, rất hợp và tốt cho tuổi Tân Dậu thuộc mệnh mộc của anh. Nghe vậy, chị đã bàn với anh rồi vợ chồng anh lên kế hoạch để sinh con năm Rồng này.
Anh Nam kể, mấy tháng nay, vợ anh không chỉ chăm lo hơn cho bản thân mà còn chú ý tẩm bổ cho chồng để kế hoạch “nặn rồng” của anh chị được suôn sẻ mà không bị trục trặc. Thành thử, ngày nào anh cũng phải ăn hai quả trứng gà luộc tái và một đĩa giá đến phát ngán nhưng vì “mục tiêu cao cả” của gia đình nên anh vẫn gắng ăn hết.
Còn vợ chồng chị Hoa ở Nguyễn Trãi, Hà Nội, mới cưới nhau được mấy tháng cũng tỏ ra háo hức với kế hoạch sinh đứa con đầu lòng vào năm Nhâm Thìn.
Nghĩ sinh con năm Rồng thì sau này con sẽ gặp nhiều may mắn và thành đạt nên chị Hoa đã gác lại kế hoạch học cao học của mình trong năm tới để yên tâm “ấp trứng.”
Chị tâm sự: “Khi nghe bố mẹ chồng nói sinh con Nhâm Thìn vào tháng hai và tháng ba âm lịch là đẹp nhất, mình cũng khát khao điều đó nhưng vì mới cưới nên không thể kịp ‘nặn,’ thôi thì tháng nào cũng được, miễn là tuổi Thìn.”
Phấp phỏng lo
Tuy háo hức sinh con năm Rồng nhưng thực tế không ít người đã gặp phải những khó khăn và thử thách với quyết định này.
Chị Quỳnh ở Hào Nam, Hà Nội là một ví dụ. Chị cho biết, anh chị đã phải “kiêng” hơn một năm nay, đợi năm Rồng mới sinh con đầu lòng với hy vọng được một quý tử sau này sẽ có danh phận. Hiện tại, chị đã mang bầu được sáu tuần tuổi, vui thì vui thật nhưng anh chị lại phấp phỏng lo bởi lỡ đâu đứa trẻ ra đời lại là một “công chúa.”
Giải thích cho nỗi lo này, chị Quỳnh nói: “Từ xưa các cụ đã bảo ‘trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài, gái Đinh, Nhâm, Quý phải hai lần đò’ mà năm Thìn này lại có can là Nhâm, nếu ra trai thì khỏi phải nói rồi chứ mà ra gái thì cũng lo.”
Mặc dù, chỉ dựa trên câu ca của người xưa truyền lại nhưng có không ít người vẫn tin theo và mang tâm trạng như chị Quỳnh.
Bên cạnh nỗi lo mang nhiều tính chất mơ hồ ấy, thì một số người có kế hoạch sinh con năm Nhâm Thìn còn gặp phải những nỗi lo hiện hữu khác.
Ví như trường hợp của vợ chồng chị Mai, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Chị Mai cho biết, đứa con đầu của anh chị mới được mười ba tháng tuổi, nếu năm Nhâm Thìn chị sinh đứa thứ hai thì khoảng cách độ tuổi của hai con chị sẽ gần nhau quá. Chị Mai lo, chưa chăm được đứa lớn đã phải lo cho đứa bé trong khi kinh tế gia đình chị còn hạn hẹp.
Hàng ngày chị Mai bán rau không được bao nhiêu tiền, còn lương công nhân của anh cũng bèo bọt, cuộc sống ba người đã đủ chật vật. Tuy vậy, nghĩ rằng, nếu để lỡ năm nay không sinh con thì phải đợi mười hai năm nữa mới lại đến năm Rồng nên anh chị vẫn quyết tâm sinh đứa thứ hai vào năm Thìn và mang theo nỗi phấp phỏng mừng, lo.
Bên cạnh nỗi phấp phỏng đó, một số người sinh con năm Nhâm Thìn còn có một nỗi lo xa xôi. Họ cho rằng, năm này đẹp ắt sẽ nhiều người cùng sinh con, bởi thế khi lớn lên con họ sẽ có nhiều sự cạnh tranh hơn.
Như nỗi niềm của chị Oanh ở Phùng Khoang, Hà Nội. Chị Oanh đang mang thai sáu tháng. Không chỉ riêng chị mà cả gia đình chị cùng sung sướng và thấp thỏm chờ ngày đứa bé cầm tinh con rồng ra đời. Tuy nhiên, khi thấy xung quanh có nhiều người đang mang thai như chị và đi đâu cũng nghe người ta lập kế hoạch sinh con tuổi Rồng thì chị lại lo lo.
Nỗi lo chị Oanh kể ra, nghe thì hơi xa vời nhưng cũng không phải không có phần hợp lý. Chị giải thích rằng: “Nếu nhiều người cùng vì năm rồng đẹp mà sinh con thì sẽ có nhiều đứa trẻ ra đời ở tuổi này. Sáu năm nữa, sẽ có hàng loạt trẻ đến tuổi vào lớp một, sự cạnh tranh trường lớp, lúc đó sẽ càng gay gắt và khó khăn hơn…”
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cho biết, từ xa xưa trong tâm lý người Việt Nam đã nghĩ rằng, người sinh năm rồng, nhất là con trai tính tình sẽ mạnh mẽ, quyết đoán và thăng tiến bởi vậy dẫn đến xu hướng nhiều người tìm cách sinh con vào năm này.
“Việc đua nhau sinh vào năm Rồng sẽ lại như tình trạng người ta đua nhau sinh vào năm ‘con lợn vàng’ đã làm vỡ cấu trúc dân số ổn định, ảnh hưởng đến những quyết sách của nhà nước,” ông Bình nói.
Ông Bình còn khẳng định rằng, nhìn chung những trường hợp sinh thêm con khi anh, chị nó còn quá nhỏ sẽ không chỉ khiến cho cuộc sống gia đình gặp khó khăn, con cái không được quan tâm đầy đủ mà còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người mẹ. Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng gia đình nói riêng và chất lượng dân cư nói chung bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
Bởi vậy, ông Bình đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh là hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sinh con bởi vì tâm lý sinh con năm Rồng mang tính thành kiến chứ không mang tính khoa học./.
“Năm ngoái, cưới nhau về chúng tôi đã bị gia đình hai bên nội, ngoại thúc giục phải có con ngay nhưng vợ chồng tôi đã quyết tâm để năm Nhâm Thìn mới sinh con. Các cụ vẫn bảo, người cầm tinh con Rồng thông minh, khí phách và tương lai tươi sáng, tôi mong con mình cũng sẽ vậy,” chị Hồng tâm sự.
Muôn kiểu “phục” rồng
Giống như vợ chồng chị Hồng, ảnh hưởng từ quan niệm truyền thống của người Việt Nam rằng, rồng là con vật biểu tượng cho quyền lực, sự uy phong, người sinh năm Rồng thường công danh thành đạt, có khí phách và tài lộc nên không ít cặp vợ chồng đã cố gắng để sinh cho được đứa con vào năm Nhâm Thìn.
Ví như trường hợp của chị Giang ở Nguyên Hồng, Hà Nội, có con gái đầu năm nay đã học lớp ba, mấy năm qua, chị luôn bị bố mẹ chồng hối thúc sinh thêm con vì con đầu đã lớn. Tuy chịu nhiều áp lực sinh con thứ hai nhưng ngay sau khi sinh con đầu lòng, chị Giang đã tính phải đợi đến tận năm Rồng mới sinh tiếp.
“Sinh đứa thứ hai, vợ chồng mình sẽ làm theo sách dạy để ra con trai. Con trai tuổi Rồng thì đẹp thôi rồi,” chị Giang tự tin vào niềm hy vọng của mình.
Một trường hợp khác của vợ chồng anh Nam, Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, vợ anh đi xem bói, được thầy phán rằng, tuổi Nhâm Thìn năm nay thuộc mệnh thủy, rất hợp và tốt cho tuổi Tân Dậu thuộc mệnh mộc của anh. Nghe vậy, chị đã bàn với anh rồi vợ chồng anh lên kế hoạch để sinh con năm Rồng này.
Anh Nam kể, mấy tháng nay, vợ anh không chỉ chăm lo hơn cho bản thân mà còn chú ý tẩm bổ cho chồng để kế hoạch “nặn rồng” của anh chị được suôn sẻ mà không bị trục trặc. Thành thử, ngày nào anh cũng phải ăn hai quả trứng gà luộc tái và một đĩa giá đến phát ngán nhưng vì “mục tiêu cao cả” của gia đình nên anh vẫn gắng ăn hết.
Còn vợ chồng chị Hoa ở Nguyễn Trãi, Hà Nội, mới cưới nhau được mấy tháng cũng tỏ ra háo hức với kế hoạch sinh đứa con đầu lòng vào năm Nhâm Thìn.
Nghĩ sinh con năm Rồng thì sau này con sẽ gặp nhiều may mắn và thành đạt nên chị Hoa đã gác lại kế hoạch học cao học của mình trong năm tới để yên tâm “ấp trứng.”
Chị tâm sự: “Khi nghe bố mẹ chồng nói sinh con Nhâm Thìn vào tháng hai và tháng ba âm lịch là đẹp nhất, mình cũng khát khao điều đó nhưng vì mới cưới nên không thể kịp ‘nặn,’ thôi thì tháng nào cũng được, miễn là tuổi Thìn.”
Phấp phỏng lo
Tuy háo hức sinh con năm Rồng nhưng thực tế không ít người đã gặp phải những khó khăn và thử thách với quyết định này.
Chị Quỳnh ở Hào Nam, Hà Nội là một ví dụ. Chị cho biết, anh chị đã phải “kiêng” hơn một năm nay, đợi năm Rồng mới sinh con đầu lòng với hy vọng được một quý tử sau này sẽ có danh phận. Hiện tại, chị đã mang bầu được sáu tuần tuổi, vui thì vui thật nhưng anh chị lại phấp phỏng lo bởi lỡ đâu đứa trẻ ra đời lại là một “công chúa.”
Giải thích cho nỗi lo này, chị Quỳnh nói: “Từ xưa các cụ đã bảo ‘trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài, gái Đinh, Nhâm, Quý phải hai lần đò’ mà năm Thìn này lại có can là Nhâm, nếu ra trai thì khỏi phải nói rồi chứ mà ra gái thì cũng lo.”
Mặc dù, chỉ dựa trên câu ca của người xưa truyền lại nhưng có không ít người vẫn tin theo và mang tâm trạng như chị Quỳnh.
Bên cạnh nỗi lo mang nhiều tính chất mơ hồ ấy, thì một số người có kế hoạch sinh con năm Nhâm Thìn còn gặp phải những nỗi lo hiện hữu khác.
Ví như trường hợp của vợ chồng chị Mai, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Chị Mai cho biết, đứa con đầu của anh chị mới được mười ba tháng tuổi, nếu năm Nhâm Thìn chị sinh đứa thứ hai thì khoảng cách độ tuổi của hai con chị sẽ gần nhau quá. Chị Mai lo, chưa chăm được đứa lớn đã phải lo cho đứa bé trong khi kinh tế gia đình chị còn hạn hẹp.
Hàng ngày chị Mai bán rau không được bao nhiêu tiền, còn lương công nhân của anh cũng bèo bọt, cuộc sống ba người đã đủ chật vật. Tuy vậy, nghĩ rằng, nếu để lỡ năm nay không sinh con thì phải đợi mười hai năm nữa mới lại đến năm Rồng nên anh chị vẫn quyết tâm sinh đứa thứ hai vào năm Thìn và mang theo nỗi phấp phỏng mừng, lo.
Bên cạnh nỗi phấp phỏng đó, một số người sinh con năm Nhâm Thìn còn có một nỗi lo xa xôi. Họ cho rằng, năm này đẹp ắt sẽ nhiều người cùng sinh con, bởi thế khi lớn lên con họ sẽ có nhiều sự cạnh tranh hơn.
Như nỗi niềm của chị Oanh ở Phùng Khoang, Hà Nội. Chị Oanh đang mang thai sáu tháng. Không chỉ riêng chị mà cả gia đình chị cùng sung sướng và thấp thỏm chờ ngày đứa bé cầm tinh con rồng ra đời. Tuy nhiên, khi thấy xung quanh có nhiều người đang mang thai như chị và đi đâu cũng nghe người ta lập kế hoạch sinh con tuổi Rồng thì chị lại lo lo.
Nỗi lo chị Oanh kể ra, nghe thì hơi xa vời nhưng cũng không phải không có phần hợp lý. Chị giải thích rằng: “Nếu nhiều người cùng vì năm rồng đẹp mà sinh con thì sẽ có nhiều đứa trẻ ra đời ở tuổi này. Sáu năm nữa, sẽ có hàng loạt trẻ đến tuổi vào lớp một, sự cạnh tranh trường lớp, lúc đó sẽ càng gay gắt và khó khăn hơn…”
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cho biết, từ xa xưa trong tâm lý người Việt Nam đã nghĩ rằng, người sinh năm rồng, nhất là con trai tính tình sẽ mạnh mẽ, quyết đoán và thăng tiến bởi vậy dẫn đến xu hướng nhiều người tìm cách sinh con vào năm này.
“Việc đua nhau sinh vào năm Rồng sẽ lại như tình trạng người ta đua nhau sinh vào năm ‘con lợn vàng’ đã làm vỡ cấu trúc dân số ổn định, ảnh hưởng đến những quyết sách của nhà nước,” ông Bình nói.
Ông Bình còn khẳng định rằng, nhìn chung những trường hợp sinh thêm con khi anh, chị nó còn quá nhỏ sẽ không chỉ khiến cho cuộc sống gia đình gặp khó khăn, con cái không được quan tâm đầy đủ mà còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người mẹ. Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng gia đình nói riêng và chất lượng dân cư nói chung bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
Bởi vậy, ông Bình đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh là hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sinh con bởi vì tâm lý sinh con năm Rồng mang tính thành kiến chứ không mang tính khoa học./.
Thiên Linh (Vietnam+)