Các đại biểu đã cùng nhau đánh giá hiện trạng ngành công nghệ thôngtin-truyền thông, thảo luận các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của đề án và pháttriển loại hình đào tạo trực tuyến (về ứng dụng công nghệ thông tin, tiếng Anh)trên cơ sở khai thác hạ tầng viễn thông băng rộng, đồng thời xây dựng và mở rộngmạng băng rộng đến các xã, phường, thôn, bản trên cả nước.
Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận việc phát triển các điểm truy cậpcông cộng tại các trường học, nhà văn hóa xã, đồn biên phòng, điểm bưu điện-vănhóa xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng, cũng như thực hiện lộ trình số hóatruyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất, triển khai mạng thông tin di động 3Gvà các thế hệ tiếp theo...
Các doanh nghiệp cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chếchính sách về công nghệ thông tin-truyền thông; các biện pháp hỗ trợ từ phía Chínhphủ và Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình triển khai đề án, như thànhlập Ủy ban đặc biệt về Đề án các quốc gia mạnh về công nghệ thông tin; cho phépthành lập hội đồng tư vấn như một tổ chức tự do, tự nguyện về phát triển côngnghệ thông tin; các văn bản chỉ đạo quản lý nhà nước về công nghệ thông tin phảira kịp thời...
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, hạ tầng viễn thông củaViệt Nam đã đạt tiêu chuẩn quốc tế với tổng số thuê bao điện thoại trong cả nướclà 162,8 triệu thuê bao (mật độ 189 thuê bao/100 dân); mạng đường trục trongnước và quốc tế được mở rộng, với các tuyến cáp quang biển, đất liền sử dụngcông nghệ truyền dẫn tiên tiến.
Năm 2010, tổng doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông, Internet đạt162.120 tỷ đồng (tăng 21% so với năm ngoái); doanh thu công nghiệp công nghệthông tin đạt hơn 16 tỷ USD, đã hình thành công nghiệp phần mềm với tốc độ pháttriển cao (33%/năm), các hoạt động gia công xuất khẩu phần mềm được ghi nhậntrong số 20 nước đứng đầu thế giới./.