Tại cuộc họp ngày 31/3, Chính phủ Đức nhất trí sẽ áp dụng một loại thuế mới đối với các ngân hàng. Chính phủ sẽ soạn thảo dự luật về thuế này vào giữa năm nay để trình Quốc hội thông qua.
Một khi có hiệu lực, luật thuế mới buộc các thể chế tài chính ở Đức phải nộp khoản tiền tổng cộng 1,2 tỷ euro (1,6 tỷ USD) mỗi năm.
Mức độ đóng góp tùy thuộc qui mô hoạt động và tầm quan trọng của mỗi thể chế đối với khu vực ngân hàng của Đức.
Mục đích của luật thuế mới là thiết lập cơ chế để huy động nguồn quỹ cứu trợ các ngân hàng gặp khó khăn khi xảy ra khủng hoảng, như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.
Chính phủ cũng đã nhất trí không đưa vào dự luật đề xuất buộc các ngân hàng phải nộp lại một phần tiền cho những gói cứu trợ đã nhận được trước đây.
Nhiều nước cũng đang xem xét các biện pháp tương tự như Đức. Mỹ đã công bố kế hoạch đánh thuế "bảo lãnh" đối với những tài sản có nguy cơ rủi ro cao thuộc các thể chế tài chính lớn của nước này.
Pháp có kế hoạch đánh thuế "bảo lãnh" đối với các ngân hàng phải nộp nguồn thu cho chính phủ. Các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) sẽ thảo luận vấn đề này tại cuộc họp vào trung tuần tháng tới ở Tây Ban Nha. Ủy ban châu Âu (EC) muốn tìm kiếm một giải pháp phối hợp trên toàn cầu cho vấn đề này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ đưa ra các đề xuất của riêng tổ chức này tại cuộc họp vào cuối tháng 4/2010 như một nỗ lực nhằm đi đến giải pháp toàn cầu cho vấn đề thuế "bảo lãnh" ngân hàng./.
Một khi có hiệu lực, luật thuế mới buộc các thể chế tài chính ở Đức phải nộp khoản tiền tổng cộng 1,2 tỷ euro (1,6 tỷ USD) mỗi năm.
Mức độ đóng góp tùy thuộc qui mô hoạt động và tầm quan trọng của mỗi thể chế đối với khu vực ngân hàng của Đức.
Mục đích của luật thuế mới là thiết lập cơ chế để huy động nguồn quỹ cứu trợ các ngân hàng gặp khó khăn khi xảy ra khủng hoảng, như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.
Chính phủ cũng đã nhất trí không đưa vào dự luật đề xuất buộc các ngân hàng phải nộp lại một phần tiền cho những gói cứu trợ đã nhận được trước đây.
Nhiều nước cũng đang xem xét các biện pháp tương tự như Đức. Mỹ đã công bố kế hoạch đánh thuế "bảo lãnh" đối với những tài sản có nguy cơ rủi ro cao thuộc các thể chế tài chính lớn của nước này.
Pháp có kế hoạch đánh thuế "bảo lãnh" đối với các ngân hàng phải nộp nguồn thu cho chính phủ. Các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) sẽ thảo luận vấn đề này tại cuộc họp vào trung tuần tháng tới ở Tây Ban Nha. Ủy ban châu Âu (EC) muốn tìm kiếm một giải pháp phối hợp trên toàn cầu cho vấn đề này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ đưa ra các đề xuất của riêng tổ chức này tại cuộc họp vào cuối tháng 4/2010 như một nỗ lực nhằm đi đến giải pháp toàn cầu cho vấn đề thuế "bảo lãnh" ngân hàng./.
(TTXVN/Vietnam+)