Đức tuyên bố sẽ thắt chặt hơn nữa việc kiểm tra chất lượng cũng như việc lưu hành các sản phẩm thịt trên thị trường, trong một kế hoạch hành động nhằm đối phó với vụ bê bối "thịt ngựa giả thịt bò" đang lan rộng tại châu Âu.
Kế hoạch hành động 10 điểm, được các bộ trưởng liên quan ở cấp liên bang và bang của Đức thông qua, trong đó bao gồm các biện pháp như tăng cường hệ thống giám sát các công ty hoạt động trong lĩnh vực này, cũng như đưa ra quy buộc buộc mọi công ty phải chia sẻ thông tin với nhà chức trách.
Các bộ trưởng cũng nhất trí xem xét một khung hình phạt để trừng trị các hành vi vi phạm. Chính quyền Đức khẳng định "sẽ làm mạnh tay hơn những gì EU đã làm."
[Liên minh châu Âu nỗ lực xử lý vụ bê bối thịt ngựa]
Kế hoạch trên được đưa ra sau khi chuỗi siêu thị bán hàng giá rẻ Lidl của Đức phát hiện có thịt ngựa trong một loạt sản phẩm thịt bò chế biến bày bán tại các siêu thị của Lidl ở Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Điển.
Theo người phát ngôn của Lidl, một số sản phẩm như ragu thịt bò mang nhãn hiệu Coquette được bán tại Phần Lan có dấu hiệu pha trộn thịt ngựa. Trong khi đó, một số thực phẩm chế biến do tập đoàn Dreistern (Đức) sản xuất và mỳ bò đông lạnh mang nhãn hiệu Combino của tập đoàn Copack (Đức) bán ở Thụy Điển và Đan Mạch cũng có chứa loại "thịt hai trong một" này.
Trước sự việc trên, Lidl đã ra lệnh tịch thu các sản phẩm thịt băm, xúc xích, và tất cả các thực phẩm ăn nhanh chứa thịt bò khác bán trong hệ thống siêu thị của tập đoàn.
Vụ bê bối "thịt ngựa giả thịt bò" đã lan rộng tại nhiều nước như Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Áo, Na Uy, Hà Lan và bây giờ loại thịt "hai trong một" này lại được tìm thấy trong hệ thống cung ứng tại Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Điển.
[Điều tra hơn 100 doanh nghiệp vụ "thịt ngựa giả bò"]
Vụ bê bối đã thực sự làm rúng động toàn châu Âu trong suốt hơn một tuần qua, gây tâm lý hoang mang lo ngại về chất lượng thực phẩm đối với hầu hết người tiêu dùng tại khu vực. Nếu không kịp thời ngăn chặn, đây có thể là mối đe dọa lớn nhấn chìm ngành công nghiệp chế biến thịt của châu lục này.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tiến hành xét nghiệm ADN tất cả các sản phẩm thịt để xác định có thịt ngựa pha trộn hay không, trước nỗ lực nhanh chóng chấm dứt vụ bê bối thực phẩm này./.
Kế hoạch hành động 10 điểm, được các bộ trưởng liên quan ở cấp liên bang và bang của Đức thông qua, trong đó bao gồm các biện pháp như tăng cường hệ thống giám sát các công ty hoạt động trong lĩnh vực này, cũng như đưa ra quy buộc buộc mọi công ty phải chia sẻ thông tin với nhà chức trách.
Các bộ trưởng cũng nhất trí xem xét một khung hình phạt để trừng trị các hành vi vi phạm. Chính quyền Đức khẳng định "sẽ làm mạnh tay hơn những gì EU đã làm."
[Liên minh châu Âu nỗ lực xử lý vụ bê bối thịt ngựa]
Kế hoạch trên được đưa ra sau khi chuỗi siêu thị bán hàng giá rẻ Lidl của Đức phát hiện có thịt ngựa trong một loạt sản phẩm thịt bò chế biến bày bán tại các siêu thị của Lidl ở Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Điển.
Theo người phát ngôn của Lidl, một số sản phẩm như ragu thịt bò mang nhãn hiệu Coquette được bán tại Phần Lan có dấu hiệu pha trộn thịt ngựa. Trong khi đó, một số thực phẩm chế biến do tập đoàn Dreistern (Đức) sản xuất và mỳ bò đông lạnh mang nhãn hiệu Combino của tập đoàn Copack (Đức) bán ở Thụy Điển và Đan Mạch cũng có chứa loại "thịt hai trong một" này.
Trước sự việc trên, Lidl đã ra lệnh tịch thu các sản phẩm thịt băm, xúc xích, và tất cả các thực phẩm ăn nhanh chứa thịt bò khác bán trong hệ thống siêu thị của tập đoàn.
Vụ bê bối "thịt ngựa giả thịt bò" đã lan rộng tại nhiều nước như Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Áo, Na Uy, Hà Lan và bây giờ loại thịt "hai trong một" này lại được tìm thấy trong hệ thống cung ứng tại Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Điển.
[Điều tra hơn 100 doanh nghiệp vụ "thịt ngựa giả bò"]
Vụ bê bối đã thực sự làm rúng động toàn châu Âu trong suốt hơn một tuần qua, gây tâm lý hoang mang lo ngại về chất lượng thực phẩm đối với hầu hết người tiêu dùng tại khu vực. Nếu không kịp thời ngăn chặn, đây có thể là mối đe dọa lớn nhấn chìm ngành công nghiệp chế biến thịt của châu lục này.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tiến hành xét nghiệm ADN tất cả các sản phẩm thịt để xác định có thịt ngựa pha trộn hay không, trước nỗ lực nhanh chóng chấm dứt vụ bê bối thực phẩm này./.
(TTXVN)