Theo trang điện tử của tờ The Economist, trong lúc nhiều nước thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang lâm vào một cuộc suy thoái, mọi hy vọng đều đổ dồn vào Đức - chiếc đầu máy vẫn đang duy trì được nhịp độ tăng trưởng.
Người ta lập luận rằng chừng nào nền kinh tế lớn nhất châu Âu này vẫn còn duy trì đà tăng trưởng, nó có thể dần dần kéo những nước khác ra khỏi vũng lầy.
Các số liệu mới được công bố tuần trước cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý 2/2012 đã tăng so với quý trước đó nhưng chỉ tăng với mức khiêm tốn 0,3%.
Tuy vậy, con số này cũng tốt hơn so với Pháp (tăng trưởng 0%), Tây Ban Nha (suy giảm 0,4%) và Italia (sụt giảm 0,7%).
Xét những yếu kém hiện tại, liệu chiếc đầu máy Đức có thể tiếp tục kéo các nước láng giềng theo cùng?
Chỉ số quản lý sức mua Markit/BME, phản ánh sức khỏe của khu vực sản xuất, cũng bắt đầu sụt giảm ở Đức vào năm ngoái (chỉ số này trong tháng 7/2011 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2009).
Sự đi xuống này được phản ánh qua việc số lượng hợp đồng mới mà các công ty của Đức giành được trong tháng 6/2012 giảm 1,7% so với tháng 5/2012 - trong đó "số đơn đặt hàng trong nước giảm 2,1% và số đơn đặt hàng từ Eurozone giảm 4,9%," Hüne Thomas, chuyên gia kinh tế thuộc Liên đoàn Công nghiệp Đức, nói thêm về số đơn hàng đã bị hủy bỏ.
Ít ra kim ngạch xuất khẩu của Đức vẫn tiếp tục xu hướng gia tăng. Các công ty Đức đã tìm được ngày càng nhiều thị trường xuất khẩu ở châu Á, châu Âu và Mỹ để bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu ở các nước Eurozone.
Đồng euro yếu hơn cũng đã giúp ích cho nền kinh tế Đức. Thặng dư thương mại của Đức là rất lớn - đạt gần 100 tỷ euro (123 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay.
Sức tiêu thụ ở Đức thực sự đang khá ổn định. Doanh số bán lẻ của Đức tăng 2,9% trong tháng 6/2012 so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường việc làm đang phát triển mạnh, bất chấp tình trạng sa thải ồ ạt trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ, ngân hàng và các công ty năng lượng. Một số thỏa thuận liên minh gần đây đã đẩy lương bổng tăng thêm 4,5%.
Thị trường bất động sản cũng trong xu hướng tăng, nhất là ở các thành phố lớn. Tâm lý tiêu dùng, được tính toán bởi công ty nghiên cứu GfK, cho thấy người dân Đức sẵn sàng chi tiêu, nhưng đồng thời lại lo ngại rằng nền kinh tế Đức sẽ bị cuốn vào cuộc khủng hoảng của Eurozone.
Hiệp hội các nhà bán lẻ Đức (HDE) dự báo tăng trưởng về doanh thu bán lẻ sẽ chỉ đạt 1,5% trong cả năm 2012, mặc dù số liệu trong nửa đầu năm là cao gần gấp đôi, do những nguy cơ như giá điện, xăng dầu tăng cùng với sự tác động của cuộc khủng hoảng đồng euro.
Điều khiến các nhà kinh tế lo ngại nhất là sự sụt giảm về đầu tư vốn. Nếu các công ty không sẵn sàng đầu tư để tạo ra những khả năng sản xuất mới, niềm hy vọng về một sự hồi phục được thúc đẩy từ bên trong sẽ tiêu tan.
Mario Ohoven, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho rằng sự sụt giảm về đầu tư, nhất là chi tiêu vốn, được thông báo kèm trong công bố về GDP của Đức, là một tín hiệu đáng báo động.
Tuy vậy, các công ty sản xuất ôtô lớn của Đức cho thấy họ không hề có dấu hiệu ngừng gia tăng đầu tư vốn. BMW đang tăng công suất sản xuất tại Trung Quốc, Anh và Bắc Mỹ.
Daimler đã mở cửa một nhà máy sản xuất xe tải ở Ấn Độ vào tháng Sáu vừa qua và Volkswagen (VW) đang có kế hoạch đầu tư hơn 60 tỷ euro trên toàn cầu từ nay đến năm 2016.
Tuy vậy, bất chấp doanh số bán hàng vẫn tiếp tục đạt các mức kỷ lục trên toàn cầu, những công ty này không phải là không bị ảnh hưởng trước tình trạng nhu cầu về ôtô ở châu Âu bị sụt giảm 6% trong nửa đầu năm nay.
Trong quý 2/2012, doanh số của BMW ở châu Âu đã giảm 0,5% (và giảm 1,5% ở Đức) so với cùng kỳ năm 2011. Doanh số xe Mercedes của Daimler tại Tây Âu trong tháng 7/2012 thì giảm tới 11% so với cùng kỳ năm trước. Còn Opel/Vauxhall, chi nhánh châu Âu đang bị thua lỗ của GM, đã chứng kiến sự sụt giảm tới 14% về doanh số bán xe trong nửa đầu năm nay.
Trong dài hạn, nhu cầu yếu kém về ôtô ở châu Âu có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp xe hơi của Đức và mạng lưới các nhà cung cấp.
Tuy nhiên sự hấp dẫn của các mặt hàng xuất khẩu khác của Đức có lẽ vẫn được duy trì, dẫn chứng qua việc EU lâu nay mua tới 40% số hàng xuất khẩu của Đức.
Stefan Schneider, một nhà kinh tế tại Deutsche Bank, cho rằng việc Đức có thể phát triển trong những điều kiện tiêu cực là rất khó khăn. Lần cuối cùng mà nước này phải đối phó với tình hình như vậy là vào khoảng thời gian nước Đức thống nhất hồi những năm 1990, khi các ưu đãi thuế được đưa ra đã thúc đẩy đầu tư ở Đông Đức.
Những biện pháp ưu đãi tương tự nhằm khuyến khích đầu tư và đưa một số hoạt động sang các nước ngoại vi khu vực đồng euro có thể là bí quyết. Nếu không, đầu máy của châu Âu này có khả năng bị ngừng lại./.
Người ta lập luận rằng chừng nào nền kinh tế lớn nhất châu Âu này vẫn còn duy trì đà tăng trưởng, nó có thể dần dần kéo những nước khác ra khỏi vũng lầy.
Các số liệu mới được công bố tuần trước cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý 2/2012 đã tăng so với quý trước đó nhưng chỉ tăng với mức khiêm tốn 0,3%.
Tuy vậy, con số này cũng tốt hơn so với Pháp (tăng trưởng 0%), Tây Ban Nha (suy giảm 0,4%) và Italia (sụt giảm 0,7%).
Xét những yếu kém hiện tại, liệu chiếc đầu máy Đức có thể tiếp tục kéo các nước láng giềng theo cùng?
Chỉ số quản lý sức mua Markit/BME, phản ánh sức khỏe của khu vực sản xuất, cũng bắt đầu sụt giảm ở Đức vào năm ngoái (chỉ số này trong tháng 7/2011 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2009).
Sự đi xuống này được phản ánh qua việc số lượng hợp đồng mới mà các công ty của Đức giành được trong tháng 6/2012 giảm 1,7% so với tháng 5/2012 - trong đó "số đơn đặt hàng trong nước giảm 2,1% và số đơn đặt hàng từ Eurozone giảm 4,9%," Hüne Thomas, chuyên gia kinh tế thuộc Liên đoàn Công nghiệp Đức, nói thêm về số đơn hàng đã bị hủy bỏ.
Ít ra kim ngạch xuất khẩu của Đức vẫn tiếp tục xu hướng gia tăng. Các công ty Đức đã tìm được ngày càng nhiều thị trường xuất khẩu ở châu Á, châu Âu và Mỹ để bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu ở các nước Eurozone.
Đồng euro yếu hơn cũng đã giúp ích cho nền kinh tế Đức. Thặng dư thương mại của Đức là rất lớn - đạt gần 100 tỷ euro (123 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay.
Sức tiêu thụ ở Đức thực sự đang khá ổn định. Doanh số bán lẻ của Đức tăng 2,9% trong tháng 6/2012 so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường việc làm đang phát triển mạnh, bất chấp tình trạng sa thải ồ ạt trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ, ngân hàng và các công ty năng lượng. Một số thỏa thuận liên minh gần đây đã đẩy lương bổng tăng thêm 4,5%.
Thị trường bất động sản cũng trong xu hướng tăng, nhất là ở các thành phố lớn. Tâm lý tiêu dùng, được tính toán bởi công ty nghiên cứu GfK, cho thấy người dân Đức sẵn sàng chi tiêu, nhưng đồng thời lại lo ngại rằng nền kinh tế Đức sẽ bị cuốn vào cuộc khủng hoảng của Eurozone.
Hiệp hội các nhà bán lẻ Đức (HDE) dự báo tăng trưởng về doanh thu bán lẻ sẽ chỉ đạt 1,5% trong cả năm 2012, mặc dù số liệu trong nửa đầu năm là cao gần gấp đôi, do những nguy cơ như giá điện, xăng dầu tăng cùng với sự tác động của cuộc khủng hoảng đồng euro.
Điều khiến các nhà kinh tế lo ngại nhất là sự sụt giảm về đầu tư vốn. Nếu các công ty không sẵn sàng đầu tư để tạo ra những khả năng sản xuất mới, niềm hy vọng về một sự hồi phục được thúc đẩy từ bên trong sẽ tiêu tan.
Mario Ohoven, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho rằng sự sụt giảm về đầu tư, nhất là chi tiêu vốn, được thông báo kèm trong công bố về GDP của Đức, là một tín hiệu đáng báo động.
Tuy vậy, các công ty sản xuất ôtô lớn của Đức cho thấy họ không hề có dấu hiệu ngừng gia tăng đầu tư vốn. BMW đang tăng công suất sản xuất tại Trung Quốc, Anh và Bắc Mỹ.
Daimler đã mở cửa một nhà máy sản xuất xe tải ở Ấn Độ vào tháng Sáu vừa qua và Volkswagen (VW) đang có kế hoạch đầu tư hơn 60 tỷ euro trên toàn cầu từ nay đến năm 2016.
Tuy vậy, bất chấp doanh số bán hàng vẫn tiếp tục đạt các mức kỷ lục trên toàn cầu, những công ty này không phải là không bị ảnh hưởng trước tình trạng nhu cầu về ôtô ở châu Âu bị sụt giảm 6% trong nửa đầu năm nay.
Trong quý 2/2012, doanh số của BMW ở châu Âu đã giảm 0,5% (và giảm 1,5% ở Đức) so với cùng kỳ năm 2011. Doanh số xe Mercedes của Daimler tại Tây Âu trong tháng 7/2012 thì giảm tới 11% so với cùng kỳ năm trước. Còn Opel/Vauxhall, chi nhánh châu Âu đang bị thua lỗ của GM, đã chứng kiến sự sụt giảm tới 14% về doanh số bán xe trong nửa đầu năm nay.
Trong dài hạn, nhu cầu yếu kém về ôtô ở châu Âu có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp xe hơi của Đức và mạng lưới các nhà cung cấp.
Tuy nhiên sự hấp dẫn của các mặt hàng xuất khẩu khác của Đức có lẽ vẫn được duy trì, dẫn chứng qua việc EU lâu nay mua tới 40% số hàng xuất khẩu của Đức.
Stefan Schneider, một nhà kinh tế tại Deutsche Bank, cho rằng việc Đức có thể phát triển trong những điều kiện tiêu cực là rất khó khăn. Lần cuối cùng mà nước này phải đối phó với tình hình như vậy là vào khoảng thời gian nước Đức thống nhất hồi những năm 1990, khi các ưu đãi thuế được đưa ra đã thúc đẩy đầu tư ở Đông Đức.
Những biện pháp ưu đãi tương tự nhằm khuyến khích đầu tư và đưa một số hoạt động sang các nước ngoại vi khu vực đồng euro có thể là bí quyết. Nếu không, đầu máy của châu Âu này có khả năng bị ngừng lại./.
Ngự Bình (TTXVN)