Đức phát hiện hóa thạch loài tê giác lông

Các nhà khoa học Đức mới phát hiện hóa thạch xương sọ loài tê giác lông (tên La tinh Coelodonta tologoijensis) từ cách đây 460 nghìn năm dưới chân núi Kyffhaeuser thuộc bang Thueringen ngày nay.

Các nhà khoa học Đức mới phát hiện hóa thạch xương sọ loài tê giác lông (tên La tinh Coelodonta tologoijensis) từ cách đây 460 nghìn năm dưới chân núi Kyffhaeuser thuộc bang Thueringen ngày nay.

Đây là loài tê giác đặc biệt, mình có lông dày, nhiều khả năng đã di cư từ châu Á sang châu Âu. Các nhà khoa học đã tìm được 50 mảnh vỡ và ghép lại thành một bộ sọ hoàn chỉnh của một con tê giác, được cho là bị chết lúc 12 năm tuổi.

Theo ông Ralf-Dietrich Kahlke, nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Senckenberg, đây là loài tê giác lông cổ nhất ở châu Âu, đã tuyệt chủng từ cách đây 460 nghìn năm. Với phát hiện này, lần đầu tiên các nhà khảo cổ Đức có thể xác định chính xác được sự xuất hiện của một hệ động vật thời kỳ băng hà có ở cả khu vực châu Á và châu Âu.

Từ bộ xương sọ, các nhà khoa học đã mô phỏng hình dáng cơ thể và phương thức sống của loài tê giác lông này. Nó nặng khoảng 1.700 kg, có hai sừng rất ấn tượng ở sống mũi, có bộ lông dày để chống chọi với thời tiết giá lạnh khi đó và có mõm dài với bộ răng sắc để gặm cỏ.

Tổ tiên của loài tê giác này xuất hiện cách đây 2 triệu năm ở vùng phía Bắc
Himalaya và cả thời gian dài sống ở khu vực miền Trung Trung Quốc và phía Đông hồ Baican./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục