Tập đoàn năng lượng khổng lồ E.ON của Đức hợp tác với tập đoàn công nghệ Siemen, ngày 12/10 đã đưa vào sử dụng công viên năng lượng gió Redzand-2.
Với 90 tuốcbin ba cánh sử dụng phong năng tổng công suất 207MW, công viên năng lượng gió này có khả cung cấp điện năng "sạch" cho hơn 200.000 hộ gia đình.
Redzand-2 nằm trên vùng biển giữa đảo Femarn của Đức và đảo Lollan của Đan Mạch, với chi phí xây dựng 400 triệu euro, là dự án năng lượng lớn nhất của E.ON.
Siemen cho biết các công viên năng lượng gió ngoài khơi, được xây dựng trên biển, nơi có gió mạnh hơn trên đất liền, là phân khúc thị trường có tiềm năng nhất. Tập đoàn đã đầu tư tới 10 tỷ euro vào lĩnh vực này và hy vọng tới năm 2012 sẽ chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo tuốcbin gió.
Các nước có tiềm năng lớn trong lĩnh vực năng lượng gió là Đức, Anh, Mỹ và Trung Quốc.
Ở bờ biển nước Anh, các tập đoàn năng lượng Đức RVE và E.ON dự kiến hợp tác với Siemen trong giai đoạn 2013-2020 để xây dựng các công viên năng lượng gió trên biển lớn có tổng công suất 32 GW, với tổng chi phí 110 tỷ euro.
Trong năm 2010 này, trên biển Bắc, tập đoàn E.ON đã đưa vào sử dụng hai công viên năng lượng gió trên biển đầu tiên là Alfa Ventus và Robin Rigg.
Hiện nay, Đức sản xuất 7% điện năng bằng sức gió. Dự kiến, sau 15 năm nữa, tỷ lệ này sẽ tăng lên tới 20%.
Cơ quan liên bang về hàng hải và thủy văn đang cấp phép xây dựng tại Đức 25 công viên năng lượng gió trên biển, 22 trong số đó sẽ được xây dựng trên biển Bắc và 3 trên biển Baltic./.
Với 90 tuốcbin ba cánh sử dụng phong năng tổng công suất 207MW, công viên năng lượng gió này có khả cung cấp điện năng "sạch" cho hơn 200.000 hộ gia đình.
Redzand-2 nằm trên vùng biển giữa đảo Femarn của Đức và đảo Lollan của Đan Mạch, với chi phí xây dựng 400 triệu euro, là dự án năng lượng lớn nhất của E.ON.
Siemen cho biết các công viên năng lượng gió ngoài khơi, được xây dựng trên biển, nơi có gió mạnh hơn trên đất liền, là phân khúc thị trường có tiềm năng nhất. Tập đoàn đã đầu tư tới 10 tỷ euro vào lĩnh vực này và hy vọng tới năm 2012 sẽ chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo tuốcbin gió.
Các nước có tiềm năng lớn trong lĩnh vực năng lượng gió là Đức, Anh, Mỹ và Trung Quốc.
Ở bờ biển nước Anh, các tập đoàn năng lượng Đức RVE và E.ON dự kiến hợp tác với Siemen trong giai đoạn 2013-2020 để xây dựng các công viên năng lượng gió trên biển lớn có tổng công suất 32 GW, với tổng chi phí 110 tỷ euro.
Trong năm 2010 này, trên biển Bắc, tập đoàn E.ON đã đưa vào sử dụng hai công viên năng lượng gió trên biển đầu tiên là Alfa Ventus và Robin Rigg.
Hiện nay, Đức sản xuất 7% điện năng bằng sức gió. Dự kiến, sau 15 năm nữa, tỷ lệ này sẽ tăng lên tới 20%.
Cơ quan liên bang về hàng hải và thủy văn đang cấp phép xây dựng tại Đức 25 công viên năng lượng gió trên biển, 22 trong số đó sẽ được xây dựng trên biển Bắc và 3 trên biển Baltic./.
(TTXVN/Vietnam+)