Ngày 3/6, tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, chương trình mới về biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển (CCCEP) do chính phủ Australia và Đức tài trợ cho Việt Nam khoảng 710 tỷ đồng đã được ký kết.
Đại diện chính phủ Australia tại Hà Nội, Tham tán công sứ Michael Wilson và ông Jochem Lange, Giám đốc Tổ chức GIZ trực thuộc hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam (GIZ) đã ký thỏa thuận trên.
Chương trình chống biến đổi khí hậu cho Việt Nam do đồng tài trợ của hai chính phủ Đức và Australia với sự phối hợp từ chính phủ Việt Nam sẽ được triển khai thực hiện tại tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gồm Kiên Giang, An Giang và Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu trong thời gian 5 năm (7/2011 và 2016).
Dự án được triển khai nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức về công tác lập kế hoạch và quản lý tốt với những hành động thực tiễn nhằm giúp cộng đồng địa phương có sự chuẩn bị tốt để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chương trình CCCEP sẽ đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm giải quyết một loạt các vấn đề mà các hệ sinh thái đang phải đối mặt.
Theo đó, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cấp tỉnh sẽ được xây dựng và là một phần quan trọng của chương trình trên. Kế hoạch này cũng bao gồm các hoạt động như phục hồi rừng ngập mặn, xây dựng và quản lý đê biển theo kỹ thuật cải tiến. Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cấp tỉnh sẽ xây dựng các biện pháp nhằm bảo vệ rừng ven biển một cách tốt hơn, như hướng dẫn người dân thực hiện các biên pháp canh tác bền vững và khuyến khích các hoạt động tạo thu nhập thay thế cho các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng ven biển.
Ông Michael Wilson cũng cho biết, chính phủ Australia cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ mong muốn những thành công từ nhứng dự án trong lĩnh vực biến đổi khí hậu như ở tỉnh Kiên Giang sẽ được chính phủ Việt Nam thực hiện nhân rộng ra các tỉnh khác ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề về biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Cùng ngày, tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hội thảo về biến đối khí hậu, bảo tồn và phát triển đã diễn ra với các giải pháp thực tiễn được rút kinh nghiệm từ mô hình đã được thực hiện tại Kiên Giang do AUSAID tài trợ và do GIZ thực hiện từ năm 2008 đến 2011.
Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có mật độ dân số cao, nằm trong vùng trũng, bị đe dọa bởi nước biển dâng, sự gia tăng tấn suất và cường độ của các thảm họa thiên nhiên như gió, bão, lụt lội.
Năm 2010, ở Việt Nam, thiên tai liên tiếp xảy ra đã làm chết và mất tích 362 người, bị thương 490 người, hơn 6.000 ngôi nhà bị sập, trôi; gần 470.000 ngôi nhà bị ngâp, thiệt hại trên 300.000ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại. Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 16.000 tỷ đồng, đây là một tổng thất to lớn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long được biết như là “vựa thóc” của Việt Nam. Khu vực này được nhắc đến như một nơi có sự đa dạng sinh học cao và đặc thù, đặc biệt tại các khu đất ngập nước ven biển, rừng ngập mặn và rừng tràm cũng như một diện tích nhỏ rừng cây họ dầu còn sót lại. Các hệ sinh thài này đang chiu áp lực giá tăng dân số và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhìn chung, các hệ yếu tố tự nhiên tại Đồng bằng sông Cửu Long đang ở trong tình trạng báo động./.
Đại diện chính phủ Australia tại Hà Nội, Tham tán công sứ Michael Wilson và ông Jochem Lange, Giám đốc Tổ chức GIZ trực thuộc hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam (GIZ) đã ký thỏa thuận trên.
Chương trình chống biến đổi khí hậu cho Việt Nam do đồng tài trợ của hai chính phủ Đức và Australia với sự phối hợp từ chính phủ Việt Nam sẽ được triển khai thực hiện tại tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gồm Kiên Giang, An Giang và Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu trong thời gian 5 năm (7/2011 và 2016).
Dự án được triển khai nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức về công tác lập kế hoạch và quản lý tốt với những hành động thực tiễn nhằm giúp cộng đồng địa phương có sự chuẩn bị tốt để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chương trình CCCEP sẽ đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm giải quyết một loạt các vấn đề mà các hệ sinh thái đang phải đối mặt.
Theo đó, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cấp tỉnh sẽ được xây dựng và là một phần quan trọng của chương trình trên. Kế hoạch này cũng bao gồm các hoạt động như phục hồi rừng ngập mặn, xây dựng và quản lý đê biển theo kỹ thuật cải tiến. Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cấp tỉnh sẽ xây dựng các biện pháp nhằm bảo vệ rừng ven biển một cách tốt hơn, như hướng dẫn người dân thực hiện các biên pháp canh tác bền vững và khuyến khích các hoạt động tạo thu nhập thay thế cho các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng ven biển.
Ông Michael Wilson cũng cho biết, chính phủ Australia cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ mong muốn những thành công từ nhứng dự án trong lĩnh vực biến đổi khí hậu như ở tỉnh Kiên Giang sẽ được chính phủ Việt Nam thực hiện nhân rộng ra các tỉnh khác ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề về biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Cùng ngày, tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hội thảo về biến đối khí hậu, bảo tồn và phát triển đã diễn ra với các giải pháp thực tiễn được rút kinh nghiệm từ mô hình đã được thực hiện tại Kiên Giang do AUSAID tài trợ và do GIZ thực hiện từ năm 2008 đến 2011.
Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có mật độ dân số cao, nằm trong vùng trũng, bị đe dọa bởi nước biển dâng, sự gia tăng tấn suất và cường độ của các thảm họa thiên nhiên như gió, bão, lụt lội.
Năm 2010, ở Việt Nam, thiên tai liên tiếp xảy ra đã làm chết và mất tích 362 người, bị thương 490 người, hơn 6.000 ngôi nhà bị sập, trôi; gần 470.000 ngôi nhà bị ngâp, thiệt hại trên 300.000ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại. Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 16.000 tỷ đồng, đây là một tổng thất to lớn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long được biết như là “vựa thóc” của Việt Nam. Khu vực này được nhắc đến như một nơi có sự đa dạng sinh học cao và đặc thù, đặc biệt tại các khu đất ngập nước ven biển, rừng ngập mặn và rừng tràm cũng như một diện tích nhỏ rừng cây họ dầu còn sót lại. Các hệ sinh thài này đang chiu áp lực giá tăng dân số và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhìn chung, các hệ yếu tố tự nhiên tại Đồng bằng sông Cửu Long đang ở trong tình trạng báo động./.
Ngọc Dung (Vietnam+)