Đức và Ba Lan muốn có 'la bàn chiến lược' cho châu Âu

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer cho biết "khả năng di chuyển quân đội qua châu Âu, như qua Đức đến Ba Lan" là đặc biệt quan trọng.
Đức và Ba Lan muốn có 'la bàn chiến lược' cho châu Âu ảnh 1Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer (trái) và người đồng cấp Ba Lan Mariusz Błaszczak. (Nguồn: dw.com)

Trang mạng Deutsche Welle của Đức ngày 16/7 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer ngày 15/7 đã có chuyến thăm đầu tiên đến Ba Lan nhằm phân tích mối đe dọa chung trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu của Đức.

Hiện bà Annegret Kramp-Karrenbauer đang thúc đẩy điều này ở Trung và Đông Nam Âu.

Phát biểu sau cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak, bà Annegret Kramp-Karrenbauer nói rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương là nền tảng của kiến trúc an ninh ở châu Âu và mối quan hệ này phải được duy trì. Và trụ cột châu Âu trong NATO phải được tăng cường.

['Binh sỹ Mỹ ở châu Âu khiến hai bờ Đại Tây Dương trở nên an toàn hơn']

Bộ trưởng Quốc phòng Đức và Ba Lan đều nhấn mạnh không nên có sự cạnh tranh giữa Liên minh châu Âu (EU) và NATO.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz nói: "Tôi hài lòng khi thấy chúng ta đồng ý về cơ bản rằng EU không nên cạnh tranh với NATO, nhưng năng lực và khả năng sẽ bổ sung cho nhau," còn Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan gọi tương tác này là sự đảm bảo cho an ninh châu Âu.

La bàn chiến lược của châu Âu

Để củng cố trụ cột châu Âu của NATO, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết "khả năng di chuyển quân đội qua châu Âu, như qua Đức đến Ba Lan" là đặc biệt quan trọng.

Đó là lý do tại sao Ba Lan và Đức đã "kề vai sát cánh" cùng nhau khi bàn đến việc tăng vốn đầu tư cho "di chuyển quân sự" trong cuộc thảo luận ngân sách EU vừa qua.

Trong đề xuất thỏa hiệp hiện tại của Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel, 7 tỷ euro được dành cho Quỹ Quốc phòng EU, trong đó hơn 1,5 tỷ euro được phân bổ cho mạng lưới giao thông châu Âu và hạng mục này sẽ được điều chỉnh theo yêu cầu của quân đội.

Các cuộc thảo luận tại Bộ Quốc phòng Ba Lan chủ yếu là về "La bàn chiến lược" của EU.

Tài liệu chính sách bảo mật mới dự kiến được giới thiệu vào năm 2022 sẽ xác định lại các mối đe dọa đối với châu Âu.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức mong muốn chính sách này được hỗ trợ "bằng sự thống nhất chính trị rộng rãi" và nền tảng chung cho “La bàn chiến lược” sẽ được tạo ra trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU của Đức.

Bà Annegret Kramp-Karrenbauer nói: "Điều đặc biệt quan trọng ở đây là chúng tôi đưa ra quan điểm chung về thái độ và hành động của Nga khi phân tích mối đe dọa."

Giữa Nga và Mỹ

Quan hệ với Nga là một chủ đề nhạy cảm ở Ba Lan. Điều này được thể hiện qua cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng Đức với một nhóm các chuyên gia an ninh Ba Lan, bao gồm việc xây dựng đường ống dẫn dầu dưới Biển Baltic, vốn bị chỉ trích mạnh mẽ ở Ba Lan.

Bà Annegret Kramp-Karrenbauer đã nói rằng: “Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 chắc chắn không phải là dự án yêu thích của tôi. Nếu được giao trách nhiệm từ đầu, có lẽ tôi sẽ không nhắm đến nó và hoàn thành nó."

Theo Bộ trưởng Đức, điều này có thể làm tăng sự phụ thuộc về khí đốt của Nga ở châu Âu, đây là những lo ngại “nghiêm trọng” ở Ba Lan và Ukraine. Bà cũng trấn an rằng Đức sẽ không bị ảnh hưởng vì họ đã "nỗ lực rất nhiều" trong những năm gần đây để đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng, bao gồm cả năng lượng tái tạo và khí hóa lỏng (LPG).

Sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga đã giảm và xu hướng này sẽ tiếp tục. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức mong muốn sẽ có nhiều dự án chung giữa Đức và Ba Lan như việc Ba Lan có thể xem xét tham gia dự án xe tăng chiến đấu Pháp-Đức.

Đức và Pháp muốn cùng nhau chế tạo xe tăng chiến đấu, dự kiến sẽ được Bộ Quốc phòng Đức và các lực lượng vũ trang khác ở châu Âu sử dụng để thay thế cho thế hệ "Leopard 2" cũ.

Trong khi đó, hầu hết số xe tăng của Ba Lan đều là các phương tiện cũ của Đức, nhưng nước này đang hướng tới Mỹ khi nói đến vấn đề an ninh. Điều này cũng sẽ gây hậu quả cho hợp tác quân sự.

Năm 2018, Ba Lan đã ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất trong lịch sử của nước này với việc mua 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot. Việc mua 32 máy bay chiến đấu đa năng F-35 cũng đang được tiến hành.

Ba Lan cho rằng sự có mặt của binh lính Mỹ tại Ba Lan là điều cần thiết vì mối đe dọa từ Nga và hiện có hơn 4.500 lính Mỹ đồn trú tại đây.

Sự khác biệt chính trị trong khu vực

Trong các cuộc thảo luận về chủ đề “Phân tích mối đe dọa” và "La bàn chiến lược" của châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã gặp phải những khác biệt lớn giữa các quốc gia ở Trung và Đông Nam Âu khi nói về thái độ đối với Nga, NATO và Mỹ.

Sau Ba Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Đức sẽ đến Bulgaria - nơi đã diễn ra những cuộc biểu tình rầm rộ chống lại chính phủ dân tộc tư sản (trong một tuần) - do các nhà xã hội đối lập và Tổng thống thân thiện với Nga, Rumen Radew ủng hộ.

Châu Âu đã bày tỏ quan ngại về tuyên bố quyền lực của Nga ở khu vực Biển Đen nhiều lần.

Sau Bulgaria, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cũng sẽ thăm Hungary, Cộng hòa Czech và Slovakia.

Trả lời phỏng vấn Hãng tin của Đức (DW), ông Wojciech Przybylski - phụ trách nhóm tham vấn Visegrad - nói rằng "ở Ba Lan và Cộng hòa Czech, mối đe dọa Nga được định nghĩa rõ ràng."

Mối đe dọa Nga cũng đóng một vai trò quan trọng tại thủ đô Bratislava của Slovakia, nơi một chiến lược an ninh mới đang được chuẩn bị.

Ông Wojciech nhấn mạnh rằng xã hội Slovkia có thái độ hoàn toàn khác đối với Nga, đặc biệt ở phía Đông. Tại Hungary, các thành phần xã hội cũng có phản ứng tương tự.

Theo ông Wojciech, trong cuộc xung đột với Ukraine, Thủ tướng Hungary Orbán có vị trí gần gũi hơn với Nga chứ không phải phương Tây. Đó là việc ngăn chặn sự hợp tác của Ukraine với EU và NATO.

Hungary cũng dựa vào sự hợp tác với Nga trong chính sách năng lượng của mình. Bên cạnh đó, những nước này cũng có thái độ khác biệt lớn đối với Mỹ.

Trong khi quân đội Mỹ được chào đón ở Ba Lan, binh sỹ NATO ở Cộng hòa Séc hoặc Slovakia sẽ bị coi là "quân đội nước ngoài"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục