Ngày 9/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố chiến lược của Liên minh châu Âu (EU) đối với khu vực sông Danube với mục tiêu khai thác tiềm năng kinh tế to lớn và cải thiện điều kiện môi trường của khu vực có 115 triệu dân sinh sống này.
Bằng cách xây dựng một khuôn khổ hợp tác lâu dài về một loạt vấn đề quan trọng, chiến lược này của EU sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường quá trình vận tải bền vững, khả năng kết nối các hệ thống năng lượng, bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước.
Trên cơ sở phát triển bền vững, chiến lược này sẽ có những đóng góp ý nghĩa vào việc thực hiện những mục tiêu của chiến lược EU năm 2020, trong đó có việc tạo ra một "tiểu khu vực thứ 2" của EU, sau khu vực biển Baltic.
Phát biểu tại buổi công bố chiến lược này, ông Johannes Hahn, uỷ viên EC phụ trách chính sách khu vực, nhấn mạnh bằng cách tập trung vào những vấn đề quan trọng như giao thông, năng lượng, ô nhiễm môi trường, việc làm và an ninh, chiến lược sẽ có những đóng góp thực sự trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho khu vực này.
Bao gồm 14 quốc gia, trong đó có 8 quốc gia là thành viên EU, khu vực sông Danube cần phải tập trung giải quyết những thách thức như thiếu liên kết đường bộ và đường sắt, thiếu sự kết hợp trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và đổi mới, và những thách thức đang đe dọa môi trường.
Thảm họa tràn bùn đỏ ở Hunggari là một minh chứng rõ ràng về sự cần thiết phải hợp sức để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường tràn lan và đối phó với những tác động của sự cố tương tự.
Danube là con sông dài nhất ở khu vực EU, từ vùng "Rừng Đen" ở Đức chảy qua các nước Trung và Đông Nam Âu trước khi đổ ra biển Đen tại Romania và Ukraine. Khu vực sông Danube là một vùng rộng lớn với diện tích khoảng 800.000km2 ./.
Bằng cách xây dựng một khuôn khổ hợp tác lâu dài về một loạt vấn đề quan trọng, chiến lược này của EU sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường quá trình vận tải bền vững, khả năng kết nối các hệ thống năng lượng, bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước.
Trên cơ sở phát triển bền vững, chiến lược này sẽ có những đóng góp ý nghĩa vào việc thực hiện những mục tiêu của chiến lược EU năm 2020, trong đó có việc tạo ra một "tiểu khu vực thứ 2" của EU, sau khu vực biển Baltic.
Phát biểu tại buổi công bố chiến lược này, ông Johannes Hahn, uỷ viên EC phụ trách chính sách khu vực, nhấn mạnh bằng cách tập trung vào những vấn đề quan trọng như giao thông, năng lượng, ô nhiễm môi trường, việc làm và an ninh, chiến lược sẽ có những đóng góp thực sự trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho khu vực này.
Bao gồm 14 quốc gia, trong đó có 8 quốc gia là thành viên EU, khu vực sông Danube cần phải tập trung giải quyết những thách thức như thiếu liên kết đường bộ và đường sắt, thiếu sự kết hợp trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và đổi mới, và những thách thức đang đe dọa môi trường.
Thảm họa tràn bùn đỏ ở Hunggari là một minh chứng rõ ràng về sự cần thiết phải hợp sức để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường tràn lan và đối phó với những tác động của sự cố tương tự.
Danube là con sông dài nhất ở khu vực EU, từ vùng "Rừng Đen" ở Đức chảy qua các nước Trung và Đông Nam Âu trước khi đổ ra biển Đen tại Romania và Ukraine. Khu vực sông Danube là một vùng rộng lớn với diện tích khoảng 800.000km2 ./.
(TTXVN/Vietnam+)