Ngày 18/11, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một chính sách nông nghiệp xanh và công bằng hơn cho Liên minh châu Âu (EU), trong đó có đề xuất xem xét lại chính sách trợ giá nông nghiệp.
Với tên gọi "Chính sách Nông nghiệp chung (PAC) đến năm 2020: Lương thực, tài nguyên thiên nhiên và đất đai, đối phó với những thách thức trong tương lai," đề xuất mới của EC không đưa ra các con số cụ thể, nhưng nhằm vào ba mục tiêu chính là sản xuất lương thực-thực phẩm ổn định, cung cấp lương thực-thực phẩm an toàn, đầy đủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực; Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và có trách nhiệm với môi trường; Giữ vững sự cân bằng về diện tích đất nông nghiệp và sự đa dạng của các khu vực nông thôn.
Sau khi khẳng định PAC phục vụ lợi ích không chỉ cho nông dân EU, mà cho mọi công dân của tổ chức này, Ủy viên EU phụ trách về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Dacian Cioloş nhấn mạnh khu vực nông nghiệp EU phải có khả năng cạnh tranh cả về kinh tế và môi trường.
Theo ông, trợ giá nông nghiệp chỉ được ưu tiên cho các hoạt động thân thiện với môi trường và không tác động đến các chương trình phát triển nông thôn. Ông đề nghị xem xét lại các chính sách trợ giá nông nghiệp dựa trên các tiêu chí ra đời từ đầu năm 2000, sao cho phù hợp với một EU mới gồm 27 thành viên và thực hiện những chính sách đó một cách "công bằng và minh bạch."
Theo kế hoạch, EC sẽ cập nhật số liệu để để soạn thảo PAC mới vào giữa năm 2011 với mục tiêu văn bản này sẽ có hiệu lực từ 2014.
Những đường hướng do EC đưa ra được xem là một cuộc cách mạng trong EU trong bối cảnh PAC hiện nay của EU ngốn tới 40% tổng ngân sách gần 60 tỷ euro (82 tỷ USD) của tổ chức này, trong khi hầu hết các nước thành viên EU đều phải cắt giảm chi tiêu để cân bằng ngân sách và nợ nhà nước.
PAC cũng là chủ đề gây tranh cãi từng cản trở vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu./.
Với tên gọi "Chính sách Nông nghiệp chung (PAC) đến năm 2020: Lương thực, tài nguyên thiên nhiên và đất đai, đối phó với những thách thức trong tương lai," đề xuất mới của EC không đưa ra các con số cụ thể, nhưng nhằm vào ba mục tiêu chính là sản xuất lương thực-thực phẩm ổn định, cung cấp lương thực-thực phẩm an toàn, đầy đủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực; Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và có trách nhiệm với môi trường; Giữ vững sự cân bằng về diện tích đất nông nghiệp và sự đa dạng của các khu vực nông thôn.
Sau khi khẳng định PAC phục vụ lợi ích không chỉ cho nông dân EU, mà cho mọi công dân của tổ chức này, Ủy viên EU phụ trách về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Dacian Cioloş nhấn mạnh khu vực nông nghiệp EU phải có khả năng cạnh tranh cả về kinh tế và môi trường.
Theo ông, trợ giá nông nghiệp chỉ được ưu tiên cho các hoạt động thân thiện với môi trường và không tác động đến các chương trình phát triển nông thôn. Ông đề nghị xem xét lại các chính sách trợ giá nông nghiệp dựa trên các tiêu chí ra đời từ đầu năm 2000, sao cho phù hợp với một EU mới gồm 27 thành viên và thực hiện những chính sách đó một cách "công bằng và minh bạch."
Theo kế hoạch, EC sẽ cập nhật số liệu để để soạn thảo PAC mới vào giữa năm 2011 với mục tiêu văn bản này sẽ có hiệu lực từ 2014.
Những đường hướng do EC đưa ra được xem là một cuộc cách mạng trong EU trong bối cảnh PAC hiện nay của EU ngốn tới 40% tổng ngân sách gần 60 tỷ euro (82 tỷ USD) của tổ chức này, trong khi hầu hết các nước thành viên EU đều phải cắt giảm chi tiêu để cân bằng ngân sách và nợ nhà nước.
PAC cũng là chủ đề gây tranh cãi từng cản trở vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)